Đi một ngày đàng gặp một sàng khôn !!!!***$#
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
viết một bài văn đi một ngày đàng học một sàng khôn
REFER
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, em rất thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh “sàng khôn” để ẩn dụ cho một khối lượng tri thức, kinh nghiệm phong phú và dồi dào. Đó chính là thành quả, thành công đạt được sau cả con đường di chuyển. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta là để tăng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, chúng ta cần phải bước ra thế giới ngoài kia, gặp gỡ, va chạm để biết thêm nhiều hơn những điều chỉ viết trên sách vở. Bởi chỉ có thực hành và trải nghiệm mới giúp ta tích lũy được vốn kiến thức của riêng mình.
Câu tục ngữ đã đề cập đến phương pháp học - một vấn đề vô cùng quan trọng. Kiến thức trong sách vở là rất nhiều, nhưng chỉ là lý thuyết. Chúng ta cần phải thực hành trong cuộc sống thực tiễn mới có thể hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng cần phải cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Không nên chỉ nghiêng về một phía để tránh những kết quả tiêu cực.
Hiện nay, trong nhà trường đã rất thành công khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực hành và lý thuyết, giúp học sinh phát triển toàn diện. Đó chính là phương pháp học tập mà cha ông ta vẫn luôn mong muốn và hướng đến từ xa xưa. Dù vậy, vẫn có một bộ phận học sinh quá thiên về lý thuyết, với phương pháp học tủ, học vẹt, dẫn tới kiến thức bị sáo rỗng, khiếm khuyết. Đây là một sai lầm cần phải chấn chỉnh và thay đổi ngay.
Như vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn đã giúp chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của phương pháp học. Từ đó, hiểu được sự quan tâm của thế hệ cha ông ta về việc giáo dục cho con cháu.
Tham khảo:
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Tham khảo:
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Đặt câu với thành ngữ Đi một ngày đàng một sàng khôn
ông cha ta từ xưa đã có câu:'Đi một ngày đàng một sàng khôn"
Mẹ em thường bảo: "Đi một ngày đàng một sàng khôn"
giải nghĩa câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
Tham khảo;
Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người.
tham khảo:
Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người.
Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì ?
Em hiểu câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là khi đi ra ngoài xã hội việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp ta học hỏi được nhiều điều hay, có ích.
Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?
A. Vai trò của tự học
B. Vai trò của tự nhận thức
C. Vai trò của việc học
D. Vai trò của cá nhân
Em hiểu câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là gì?
Câu trên ý nói: Trong cuộc sống nếu đi được nhiều nơi sẽ học được nhiều điều hay lẽ phải, mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan hơn, nhiều kinh nghiệm sống hơn và trưởng thành hơn.
trong cuộc sống này, nếu đi được nhiều nơi trên thế giới sẽ học được nhiều điều hay ,nâng cao tầm hiểu biết
Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?
A. Vai trò của tự học.
B. Vai trò của tự nhận thức.
C. Vai trò của việc học.
D. Vai trò của cá nhân.
Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì
A. Vai trò của tự học
B. Vai trò của tự nhận thức
C. Vai trò của việc học
D. Vai trò của cá nhân