Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
đinh thị ngọc lan
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Huy
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Ngọc Huyền
5 tháng 1 2022 lúc 20:52
Bạn tham khảo bài này nhé: Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ: Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đình Huy
9 tháng 1 2022 lúc 20:46

thanks bn

Khách vãng lai đã xóa
Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
15 tháng 12 2021 lúc 9:01

Tham khảo:

  Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Thịnh Nguyễn
15 tháng 12 2021 lúc 9:04

bạn ơi 

          về quê thăm mẹ đã già 

nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi nhặt rau

con về con thấy mẹ buồn

chạy ra ôm lấy hai tay vào lòng

 

Đỗ Xuân Tiến
Xem chi tiết
Coin Hunter
22 tháng 10 2023 lúc 15:57

Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà giáo ơn thầy chẳng quên!

Đây chỉ là bài tham khảo thôi nên nó chưa được hay lắm, mong bạn thông cảm.

 
Đỗ Nhật Minh Đan
Xem chi tiết
Minh Anh
12 tháng 11 2021 lúc 10:36

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

Ngô Thị Tú Anh 6A1
9 tháng 2 2022 lúc 19:30
VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA – Thơ lục bát: Nguyễn Xuân

Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

 

đây bạn , đề 1 nhé

Phạm Đức Huy
24 tháng 10 2023 lúc 19:11

hay

 

 

Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
18 tháng 11 2021 lúc 17:18

giúp mk với, mai mk phải nộp rùi T-T

Khách vãng lai đã xóa
๛ℳâу Ňèツ
18 tháng 11 2021 lúc 17:18

Bạn tham khảo nhé :

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
Phan Thùy Linh
18 tháng 11 2021 lúc 17:19

Tự làm bài thơ lục bát mà bạn

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Khang
10 tháng 11 2021 lúc 9:03

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Khách vãng lai đã xóa
Minh Gia Huy Đỗ
Xem chi tiết
nam nguyen tat
5 tháng 1 2022 lúc 10:07

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

dảk dảk bruh bruh lmao
25 tháng 11 2023 lúc 11:19

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

lưu hoài thương
Xem chi tiết