Giups mình với nha.
1hm 2dam bằng bao nhiêu dam?
Giups mình với ạ!
Ai đúng và nhanh mình tick hết nha!
Tính:20+22+24+...+138+140
Giups mình với!Nhanh nha
Số số hạng : ( 140 - 20 ) : 2 + 1 = 61
Tổng : ( 140 + 20 ) x 61 : 2 = 4880
T mik đúng nha !
-Học tốt-
20 + 22 + 24 + ... + 138 + 140
= (20 + 140).61 : 2
= 160.61 : 2
= 80.61
= 4880
Số số hạng của dãy số trên là:
(140-20):2+1=60(số hạng)
Tổng của dãy số trên là:
20+22+24+....+138+140=(140+20)x60:2=4800
Đáp số:4800
29.(-135)+13.135+(-65).42.Giups mình với,mình cần gấp trước 2/1/2022.Cảm ơn,ai trả lời mình vote cho nha!
= ( - 29) . 135 + 13 . 135 +( - 2730)
= 135 . [ ( - 29) + 13] + ( - 2730) mik nghĩ là như này
= 135 . ( - 16) + ( - 2730)
= ( - 2160) + ( - 2730)
= - 4890
Hãy tả chú gà trống nhà em. Giups mình với mình đang cần gấp, nhớ là ko chép mạng nha, ai nhanh mình tick cho !!!!!!
Những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Nhìn chú thật là oai quá!
Hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu vì phải xa mẹ, xa chốn quen. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài”, đẹp trai như “siêu người mẫu”. Vẻ đẹp của chú thật khó mà tả hết được. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương niệm của một vị vua. Với bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa.
Thích nhất là đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Lại còn cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chú có chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chích nhờ sự lực lượng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này.
Em quý chú gà này lắm! Không chỉ vì vẻ đẹp của chú mà chú còn mang lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè. Lại rất có ích. Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Chú ta là như thế đấy, vừa chăm chỉ lại vừa chững chạc và thật đáng khen.
"Ò...ó...o...o", đó là tiếng gây của chú gà trống nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm. Từ bao giờ, chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của gia đình tôi, là một người bạn gắn bó thân thiết của cả nhà.
Chú gà trống ấy được mẹ tôi mang từ nhà bà ngoại về để nuôi. Ngày chú mới về, chỉ nặng tầm hai, ba cân, vậy mà giờ đây sau vài tháng, chú đã nặng bốn, năm cân, trở thành một chú gà trống lực lưỡng, một vòng tay tôi ôm không xuể. Cái đầu chú to gần bằng nắm tay người lớn, trên đỉnh đầu có chiếc mào đỏ chót như bông hoa mào gà khiến chú lúc nào cũng kiêu hãnh bước đi dưới ánh nắng mặt trời. Đôi mắt chú nhỏ, đen láy như hạt hai hạt cườm, long lanh ngấn nước. Chiếc mỏ vàng sậm, nhọn hoắt giúp chú bắt con mồi được dễ dàng hơn. Chiếc cổ dài, mỗi khi cất tiếng gáy, chiếc cổ ấy lại vươn cao lên, hướng về nơi ông mặt trời chuẩn bị ló dạng, cất tiếng gáy cao vút.
Tôi yêu thích nhất là bộ lông đầy màu sắc của chú gà trống. Bộ lông mượt mà, óng ánh xen lẫn giữa các màu chàm, cam, đỏ, vàng,..Dưới ánh nắng mặt trời, bộ lông ấy càng rực rỡ hơn khiến chú gà như khoác trên mình chiếc áo choàng lông vũ quý phái, sang trọng. Trên mình chú là đôi cánh to, cũng được thêu hoa dát vàng màu lông lộng lẫy, thỉnh thoảng đôi cánh ấy lại đập mạnh, vỗ vỗ khiến mọi vật xung quanh đổ rạp .Chiếc đuôi xòe rộng, trông như chiếc chổi lông tung tẩy đằng sau theo mỗi nhịp bước chân. Hai chân của chú gà vàng ươm, tuy nhỏ và gầy guộc nhưng chắc chắn, những ngón chân chắc khỏe xòe ra, đặc biệt là chiếc cựa là vũ khí lợi hại vô cùng của chú gà để chú bắt mồi, tiêu diệt kẻ thù của mình.
Kể từ khi có chú gà trống ấy, gia đình tôi lúc nào cũng tràn ngập âm thanh của tiếng gà gáy. Chú như một người thủ lĩnh canh gác cho khu vườn nhà tôi, bắt sâu, bắt giun,...giúp cây trồng khỏe mạnh. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra vườn cho gà ăn, ngồi nghe bố giải thích về những đặc điểm cơ thể của chú gà để có thể hiểu hơn về loài vật này. Có khi chú gà bị ốm, ngày hôm đó không có tiếng gáy quen thuộc của chú, cả nhà tôi ai cũng lo lắng cho chú, mong chú luôn khỏe mạnh.
Từ bao giờ, sự hiện diện của chú gà trống đã trở nên rất quen thuộc với gia đình tôi, giống như một người bạn vậy. Tôi rất yêu quý chú gà nhà tôi. Tôi sẽ luôn chăm sóc chú để chú khỏe mạnh và ngày càng lớn hơn.
Những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Nhìn chú thật là oai quá!
Hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu vì phải xa mẹ, xa chốn quen. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài”, đẹp trai như “siêu người mẫu”. Vẻ đẹp của chú thật khó mà tả hết được. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương niệm của một vị vua. Với bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa.
Thích nhất là đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Lại còn cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chú có chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chích nhờ sự lực lượng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này.
Em quý chú gà này lắm! Không chỉ vì vẻ đẹp của chú mà chú còn mang lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè. Lại rất có ích. Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Chú ta là như thế đấy, vừa chăm chỉ lại vừa chững chạc và thật đáng khen.
Giups mình làm bài này với, mình dng cần gấp , cảm ơn trc nha!!
Trong vai sứ giả hãy kể lại câu chuyện Thánh Giongs.
Giups mình với!Nhanh nha!
Trong cuộc đời có những chuyện kì lạ. Ta may mắn được chứng kiến câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương. Hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe chuyện ngày xưa chàng đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, triều đình vô cùng lo lắng. Nhà vua cử ta đi khắp nơi kêu gọi người tài đánh đuổi quân thù. Khi ta đến kêu loa ở vùng làng Gióng thì có bà cụ ngập ngừng gọi ta vào nhà. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong nhà chỉ có chú bé chừng ba tuổi, trông rất khôi ngô. Chú bé cất giọng nói:
- Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, ta sẽ đánh tan quân giặc này.
Ta choáng váng trước những lời nói ấy. Câu bé này thì đánh sao nổi giặc? Nhưng thấy thái độ nghiêm túc cùa cậu bé, ta ngạc nhiên vô cùng. Chào hai mẹ con nhà cu ra về, ta lân la hỏi thăm hàng xóm bà con kể rằng, và được họ cho biết. Hai ông bà vốn nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái nhưng sống rất lương thiện, phúc hậu. Một hôm, bà lão ra thăm đồng, thấy một vết chân rất to bèn ướm thử chân vào. Thế rồi có mang. Hai ông bà mừng lắm. Nhưng một năm sau, bà cụ mới sinh, lức đó ông lão đã mất. Kì lạ thay, đứa bé đẹp đẽ đáng yêu nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm nay nó đã ba tuổi mà mọi sự vẫn không thay đổi.
Chắc đúng là người nhà trời xuống giúp nước ta rồi. Ta vội trở về tâu trình lên nhà vua. Người nửa tin nửa ngờ song vẫn lập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một cây gậy sắt lớn.
Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước vô cùng nguy ngập. Ta tuân mệnh vua mang đến các thứ cậu bé yêu cầu. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình không phải là một cậu bé mà là chàng thanh niên khỏe mạnh. Chàng vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một bụi tre đầu ngõ.
- Lạy mẹ, con đi!
Chàng nói rồi ra roi. Ngựa tung bờm phi thẳng đến chỗ quân giặc. Khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng, roi sắt vung lên một lần thì đã có cả chục thằng bị hất tung lên trời.
Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ, định hò nhau xông lại. Sẩn các bụi tre bên đường, chàng vươn mình nhổ bật lên, quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã không còn một mống.
Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, chàng cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, rồi cùng ngựa sắt từ từ cất mình bay vào không trung.
Nhà vua về thăm làng Gióng, được dân làng kể: từ sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp com gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai hóa thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đánh tan giặc rồi về trời, Nhà vua phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm mở hội rất to. Năm nào ta cũng đến hội để tỏ lòng ngưỡng mộ chàng, người anh hùng của nhân dân.
Nêu nhận xét của em về tình bạn giữa Giôn-Xi và Xiu ( Giups mình với nha các bạn)
Tình bạn của Giôn-xi và Xiu là một tình bạn đẹp, cao quý. Không tiền bạc, họ kết nghĩa chi em vì đều là những hoạ sĩ nghèo đam mê nghệ thuật, đều có chung sở thích mặc áo ống tay rộng và ăn món rau diếp dầm dấm. Nhưng rồi mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh nặng. Đối với người nghèo bệnh tật thường xuyên là khách không mời. Và chính trong hoàn cảnh ấy, tình bạn được thử thách. Sự lo lắng, chăm sóc chu đáo, tận tình của xiu đã nói lên tất cả. Cô vẽ nhiều hơn để có tiền chữa bệnh cho ban. Cô chăm sóc động viên, an ủi tinh thần cho Giôn-xi. Cô lo lắng và làm tất cả để cứu Giôn-xi: lúc thì quấy súp gà, lúc pha sữa, lúc mời bác sĩ và cầu cứu cụ Bơ-men. Xiu đang dành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng của mình. Chính hành động ấy đã làm sáng bừng lên một tình bạn cao đẹp, thiêng liêng giữa hai người hoạ sĩ nghèo ấy.
Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.
Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.
Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.
Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại một cuộc đời mới, niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.
tình người trong chiếc lá cuối cùng Giôn-xi đã khỏi bệnh nhờ sự hi sinh của bà cụ Bơ -men
Giups mình nha: mình cần lời giải cho bài này
tìm y,biết ;y nhân 0,3+y nhân 0,2+y nhân 0,5=3570
Giups mình trả lời với nha
y x 0,3 + y x 0,2 + y x 0 , 5 = 3570
y x ( 0,3 + 0,2 + 0,5 ) = 3570
y x 1 = 3570
y = 3570 : 1
y = 3570
Vậy y = 3570