Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Phi Long
Xem chi tiết
Demo:))
13 tháng 4 2023 lúc 20:29

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập.

Cả gia đình em đã ngồi bắt xe khách đến Đà Lạt. Suốt chặng đường, em đã được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh đầy tươi đẹp. Ba giờ chiều thì xe đến địa phận thành phố Đà Lạt. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Sau đó, suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…

Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Ở đây bán rất nhiều loài hoa như hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba mẹ em mua rất nhiều đồ về để làm quà cho mọi người.

 

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh.

THU THỦY
Xem chi tiết
Phan Phi Long
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
TomAndyWin
21 tháng 3 2022 lúc 9:08

bruh, hôm nay là 21\3 rồi :/

 

vũ minh nguyệt
5 tháng 10 2023 lúc 19:23

bruh,hôm nay là 5/10/2023 rồi :/

Trịnh Huy
17 tháng 1 lúc 13:05

Bạn tham khảo nha: 

 

Tết đến, xuân về với bao niềm vui, bao điều diệu kì, mới mẻ. Mỗi dịp tết, em thật vui được cùng bố mẹ về quê ngoại chúc Tết. Nam Định thân yêu là quê hương yêu dấu của em, nơi đây ấm nồng tình cảm của ông bà, họ hàng thân thiết và những người dân quê giản dị, hiền lành. Tuyệt vời nhất là em được đi Chợ Viềng cùng người thân để cầu may mắn. Hòa cùng sắc xuân, dòng người đi dự hội, lòng em trào dâng bao nhiêu cảm xúc mới lạ.

Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người từ khắp nơi đổ về để dự hội mua bán lấy may đầu xuân năm mới. Khác với những nơi buôn bán khác, ở đây cả người mua và người bán đều không đặt lợi nhuận lên trên. Họ chỉ mong mua bán sự may mắn, tốt lành. Tiết trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay càng làm cho Chợ Viềng thêm độc đáo, đặc sắc. Chợ họp dọc hai bên đường kéo dài vào tận trong chợ với biết bao đồ, mặt hàng tượng trưng cho may mắn, mặn mà, lấy đỏ lấy hên đầu năm như nến, bật lửa, muối, giỏ, những nông cụ,…. Đặc biệt là những chậu hoa nhỏ xinh mà tuyệt đẹp. Cây cối khắp nơi rủ nhau về dự hội khoe hương, khoe sắc. Cũng như bao hội ở quê, Chợ Viềng ngoài mua bán lấy may, hội còn có nhiều trò chơi giải trí như: bắn súng, ném bóng vào cốc, ném cung tên, bịt mắt đập niêu… Trò nào cũng vui cũng thu hút được nhiều người tham dự. Tiếng cười nói nhộn nhịp rôm rả khắp muôn nơi. Tết năm nay, em thật may mắn khi tham gia trò ném bóng được tặng một chú gấu bông xinh xắn. Thật hạnh phúc khi được ôm chú gấu bông trong tay cùng với bố mẹ.

 

Đi chợ thật vui biết bao! Em ao ước năm sau sẽ được đi Chợ Viềng lần nữa để được tận hưởng không khí vui tươi, hạnh phúc và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp bình dị, thân thương đầy màu sắc nơi đây.

 

 

Phạm Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Linh Phương
6 tháng 10 2016 lúc 12:36

/hoi-dap/question/97933.html

Lê Dung
6 tháng 10 2016 lúc 12:47

Sơn là núi, La là suối. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ con suối trên núi. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc anh em, tạo thành sức mạnh, tỏa sáng như viên ngọc giữa đất trời Tây Bắc.

Vùng đất Sơn La có vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trong những cuộc hành trình về với Sơn La.

Đến Sơn La  để ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm, hang Trâu… và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.

Hang Thẳm Ké (hang Trâu)  dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Hang bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng. Dưới lòng hang rộng là rất nhiều thạch nhũ từ vòm hang buông xuống.

Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.

…Đó là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo,  là một phần không thể thiếu của vùng rừng núi Tây Bắc Sơn La.

 

Trần Đình Trung
6 tháng 10 2016 lúc 12:50

Ai đã từng đến Thuận Thành – miền quê bên kia sông Đuống – một vùng đất vốn có lịch sử lâu đời và hội đủ những truyền thống, bản sắc văn hóa của nền văn hiến Kinh Bắc. Đến Thuận Thành du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, những điệu chèo êm ả trên sông, đắm say cùng với nghệ thuật múa rối nước ở Đồng Ngư. Dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng còn mãi với thời gian… Trong muôn vàn di tích lịch sử chúng ta không thể nhắc đến một nghệ thuật kiến trúc đồ sộ, có giá trị tinh thần về đời sống tâm linh của con người. Chùa Bút Tháp là một đại diện tiêu biểu cho ý nghĩa ấy.

Cách Hà Nội khoảng 30km chúng ta đang đi trên lộ trình đến xã Đình Tổ. Kìa ngã tư Dâu kia rồi, phía trước là chùa Dâu, nhưng theo ý kiến đông của du khách chúng ta sẽ đi thăm chùa Bút Tháp trước. Xe đã đỗ trước cổng chùa, xin mời tất cả du khách xuống xe rồi chúng ta cùng vào vãn cảnh. Ồ, một cổng chùa được trổ khắc rất tinh xảo hiện ra trước mắt du khách và tôi – một hướng dẫn viên du lịch. Với nhiệm vụ của mình, tôi tự hào giới thiệu cho du khách biết: “Chúng ta đang đứng tại làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành và trước mặt quý khách đây chính là ngôi chùa có tên trùng với tên làng tức “Chùa Bút Tháp”. Nó còn có tên chữ Hán là “Ninh Phúc tự” được khắc trên cổng chùa”. Vào sâu trong khuôn viên chùa du khách ai nấy đều nhạc nhiên bởi cảnh sắc đẹp lạ thường như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Phía trước tiền đường là một ao sen tỏa hương thơm, dịu mát, thanh thoát của nhà Phật. Cây cối xung quanh chùa uy nghiêm lạ thường. “Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ nằm ven bờ nam sông Đuống, tương truyền, chùa được khởi dựng vào đời Trần Nhân Tông (1258 – 1278). Lúc đầu, chỉ là một ngôi chùa nhỏ, đến thế kỷ XVII chùa đã trở nên nổi tiếng do nhà sự Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì”. Như quý khách đã biết tôi vừa giới thiệu về nguồn gốc của chùa. “Tại sao Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì mà chùa lại trở nên nổi tiếng; cô có thể giải thích cho tôi được không?”. Đó là câu hỏi của một vị khách nước ngoài nói tiếng Việt vẫn còn sõi. “Thưa ông, câu hỏi của ông thật là thú vị, có thể mọi người ở đây cũng chưa biết hết, tôi xin nói để mọi người cùng nghe: Trước đây, đời sống nhân dân rất khổ cực, cơm ăn không no, áo mặc không đủ, chính Hòa thượng Chuyết Chuyết đã thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông đã quyên góp, giúp đỡ những người dân nghèo. Vì vậy đức hạnh của Hòa thượng đã được nhiều người biết đến. Và tất cả nhân dân đều rất kính trọng Hòa thượng. Bởi vậy năm 1644, Hòa thượng mất đi – đó là một sự mất mát lớn đối với nhân dân, tuy nhiên ông là người có đức hạnh cao nên được vua Lê phong là: “Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư”. Tiếp đấy người trụ trì chùa này là thiền sư Minh Hạnh, một học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết”. Mời quý khách vào tiếp trong này chúng ta cùng thăm quan. “Năm 1646, Hoàng thái hậu Diệu Viên (Trịnh Thị Ngọc Chúc) đã rời bỏ cung thất về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên xin phép chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức, cùng với nhà sư trụ trì là Minh Hạnh trùng tu lại. Đến năm 1647 chùa mới được trùng tu xong với quy mô to lớn như ngày nay”. Bước vào gian chính, tất cả quý khách ai nấy đều ngạc nhiên bởi kiến trúc chạm khắc tinh xảo từ những cái nhỏ nhất đến những bức tượng Phật to lớn. “Chùa Bút Tháp được kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc, bao gồm 10 ngôi nhà với 162 gian, nằm trên một trục dài hơn 100 mét. Cụm kiến trúc chính lần lượt từ phía ngoài vào là các công trình: Tam Quan Gác Chuông, nhà Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện, Cầu Đá, Tích Thiện Am (tòa cửu phẩm Liên Hoa), Nhà Trung, Phủ Thờ và Hậu Dường. Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà Tiền Đường phía trước – nơi du khách vừa đi qua là Tam Quan và Gác Chuông. Ngoài ra còn có hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian chạy dọc từ hồi nhà Tiền Đường ra phía sau như ôm gọn lấy cụm kiến trúc trên. Bên phải chùa, phía sau là nhà Tổ có ngọn tháp đã nổi tiếng. Đó là Tháp Báo Nghiêm, cao trên 13m hình cây bút (Tháp Bút). Đằng sau chùa (phía Bắc) là ngọn tháp đá Tôn Đức cao trên 10 mét. Cạnh chùa phía Đông, trước nhà Tổ là giếng Tiên, miệng giếng bằng đá chạm hình các cánh hoa sen. Dừng lại bên cạnh giếng Tiên, nhìn xuống giếng ai cũng thấy rõ khuôn mặt mình phản lại. Tôi không giải thích gì mà hình như mọi người cũng hiểu được ý nghĩa của tên gọi giếng này nên không ai múc nước giếng cả. Phía bên kia du khách chụp ảnh kỷ niệm, quay lại toàn bộ cảnh mình vừa đi qua… Thấy mọi người bớt mệt, chúng tôi lại tiếp tục đi. Ra khỏi Tiền Đường, đi dọc dãy hành lang, du khách có thể nhìn bao quát cảnh chùa. “Chùa Bút Tháp là một công trình kiến trúc cổ còn khá hoàn chỉnh, ngôi chùa là cả một công trình điêu khắc đồ sộ trên hai chất liệu đá và gỗ”. Quý khách hãy để ý mà xem đa số những pho tượng ở đây đều là những bức chạm gỗ tinh xảo, đặc biệt là trước cửa Tam Bảo và tòa Đại Hùng Bảo Điện ở ngay trước mắt quý khách. Các khảm thờ ở nhà Thiên Hương, Thượng Điện, những bức chạm khắc đá trên các cây tháp đá, cầu đá và lan can đá chạy xung quanh nhà Thượng Điện… Tất cả những công trình đó đều phản ánh thế giới tự nhiên như chim muông, hoa lá rất độc đáo và sinh động, là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVII.

Đặc biệt hơn, chùa Bút Tháp càng nổi tiếng gần xa bởi hệ thống các tác phẩm điêu khắc tượng phật cổ tiêu biểu như tượng Thuyết Sơn, hai tòa Tam Thanh – Tam Thế, tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát… Các vị thấy thế nào? Quả là những kiệt tác đúng không? Tuyệt vời – một du khách nói. Cô có thể dẫn chúng tôi đi xem nốt pho tượng nổi tiếng nhất ở chùa được không?”. Xin quý khách đừng vội, chỉ lát nữa thôi chúng ta sẽ trông thấy. Nhưng trước hết mời quý khách hãy chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp của các pho tượng chân dung về những người có công xây dựng chùa Bút Tháp được đẹp như ngày nay, bao gồm tượng Tổ chùa và tượng hậu Phật như tượng: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng Minh Hạnh thiền sư… cũng là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất của loại hình tượng hậu Phật ở thế kỷ XVII.

Mời quý khách sang bên này, đây chính là pho tượng mà các vị muốn xem. Nó có tên là Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay tên chữ Hán là “Thiên thủ thiên nhỡn”. Pho tượng chính là hiện thân của thế giới nhà Phật, đồng thời thể hiện thế giới tâm linh của con người chúng ta thời xưa cũng như ngày nay phải không các bạn? “Vậy, cô ơi cho tôi hỏi pho tượng này do ai khắc mà khéo léo tài tình thế, trước đây tôi đã từng được xem rất nhiều pho tượng nhưng chưa cái nào độc đáo giống cái này”. “Quý khách thật có con mắt thẩm mĩ biết nhìn nhận nghệ thuật đấy. Pho tượng này do nghệ nhân Trương Tiên Sinh Phụng – một người có tay nghề cao trong làng nghề trạm khắc thời bấy giờ tức năm Bính Thân (1656), là một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa điêu khắc cổ xưa ở đất nước Việt Nam chúng tôi.

Tôi cũng giới thiệu thêm để quý khách cùng biết về đời sống tâm linh của người dân đất nước tôi thời ấy: Nhân dân Việt Nam rất coi trọng đôi bàn tay và đôi con mắt và có quan niệm rằng: “Giàu hai con mắt, quý hai bàn tay”. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là cánh cửa quan trọng nhất để đón nhận tri thức, còn đôi bàn tay là công cụ lao động giúp con người sống tốt hơn. Vì vậy nghệ nhân Trương Tiên Sinh đã rất khéo léo và sáng tạo khi khắc pho tượng này. Chỗ độc đáo, sáng tạo ở đây chính là nghìn mắt kết hợp với nghìn tay. “Xin hỏi có quý khách nào ở đây biết nghìn mắt ở đâu không ạ?”. “Tôi mạn phép xin nói – Một bà nước ngoài trông có vẻ rất quý phái – Tôi đã từng được nhìn thấy pho tượng này trên tivi, nếu tôi nhớ không nhầm thì trên mỗi đầu ngón tay là một con mắt có phải không cô?”. Xin cảm ơn bà, rất chính xác đấy ạ! Các vị hãy để ý mà xem, vừa nói tôi vừa chỉ vào đầu ngón tay của pho tượng. “Đây chính là con mắt, vì nó rất nhỏ nên quý khách không nhìn thấy, và tất cả các ngón tay của Phật đều có một con mắt”. Theo quan niệm của nhà Phật trí tuệ và công cụ kết hợp với nhau sẽ làm nên tất cả. Điều đó là một triết lý đúng đắn và xác thực của nhà Phật về cuộc sống thời bấy giờ.

Ngoài ra, trong chùa còn nhiều đồ thờ tự khác được chạm khắc trang trí hoa văn sơn son, thếp vàng lộng lẫy đã thể hiện tư tưởng tình cảm và óc thẩm mĩ, bàn tay tài khéo sáng tạo của những người thợ nghệ sĩ dân gian xưa.

Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, lần gần đây nhất vào năm 1993 với sự giúp đỡ tài trợ của Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, toàn bộ chùa Bút Tháp đã được trùng tu đẹp đẽ và hoàn thành vào năm 1995. Di tích chùa Bút Tháp được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 1962.

Như vậy, tôi vừa giới thiệu và cùng du khách thăm quan vãn cảnh chùa Bút Tháp, bây giờ xin mọi người cho biết cảm xúc của mình về cảnh chùa Bút Tháp. Xin mời bà: “Tôi rất thích phong cảnh ở chùa Bút Tháp, nó rất đẹp và làm cho tôi cảm thấy thoải mái hơn”. Rất cám ơn bà, thế còn ông thì sao, ngài Jack: “Ồ vâng, tôi cũng rất thích phong cảnh ở đây, tôi rất ấn tượng về nghệ tạc tượng, điêu khắc ở đây, đặc biệt là pho tượng “Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay”. Tôi nghĩ sau chuyến đi này tôi sẽ ở lại Việt Nam một thời gian dài”… Cám ơn tất cả mọi người, còn đối với tôi – một người con của đất Thuận Thành, tôi rất tự hào về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, có truyền thống, tinh thần ham học sản sinh ra bao vị trạng nguyên, tiến sĩ. Chính vì vậy, chùa Bút Tháp đã làm tăng thêm vẻ đẹp của quê hương, đời sống tinh thần của người dân, đồng thời nhắc nhở con cháu chúng tôi đời sau phải biết tự hào truyền thống quý báu của cha ông mình, về sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tạc tượng, đúc chuông, trạm khắc… tất cả đều bắt nguồn từ đời sống của nhân dân.

Hội chùa Bút Tháp mở hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm phật tử, khách thập phương gần xa về trẩy hội tham quan du lịch. Với những giá trị đặc sắc và nổi bật của mình, chùa Bút Tháp không những là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn xứng đáng là một điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn bổ ích, một địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du khách nước ngoài.

    
trần phương thảo
Xem chi tiết
Triệu Đức Anh Huy
Xem chi tiết
Dương hoàng minh thư
Xem chi tiết
Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
6 tháng 12 2021 lúc 13:33

Cho ví dụ 1 bài thơ lục bát ạ?

 

Phạm Giang Thủy
15 tháng 12 2021 lúc 19:23

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Khách vãng lai đã xóa
Ánh Ngọc
Xem chi tiết

cái này khó quá bạn ạ mình viết bừa thôi 

Họ là người phát hiện ra sự chuyển động của Mặt Trời & Mặt Trăng, sáng tạo ra lịch âm, biết làm đồng hồ. Họ dùng chữ tượng hình để nói lên ý nghĩ con người. Người dân của các quốc gia cổ đại phương Đông rất giỏi về hình học và số học, phát hiện ra số pi =3,16 và nghĩ ra phép đếm -> 10. Họ còn xây dựng nên những kiến trúc đò sộ như kim tự tháp, thành Ba-bi-lon,... Các phát hiện của họ đều ảnh hưởng -> cuộc sống ngày nay.

Khách vãng lai đã xóa
Nhi
3 tháng 3 2020 lúc 10:59

Sau một lần được trở về thế giới cổ đại phương Đông , em đã khám phá được rất nhiều điều mới thú vị và mở mang thêm kiến thức về người cổ đại . Như chúng ta đã biết , con người đã xuất hiện trên Trái Đất tươi đẹp này từ rất lâu rồi và họ chính là nền móng để chúng ta có được một xã hội văn minh như hiện nay . Họ đã phát hiện ra sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng , sáng tạo ra lịch âm , biết làm đồng hồ . Họ còn biết dùng chữ tượng hình để nói lên những suy nghĩ của  mình . Người dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông rất giỏi về hình học và số học , phát hiện ra số pi = 3,16 ( gần giống với số pi hiện nay mà các nhà khoa học phát hiện ra là 3,14 ) và nghĩ ra số đếm từ một đến mười . Họ còn xây dựng nên những kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp , thành ba-bi-lon , .... . Các phát hiện của họ đều ảnh hưởng 1 phần lớn đến cuộc sống ngày nay và được các thế hệ sau kính trọng , nâng lưu giữ gìn . Sau chuyến đi này em đã có cho mình rất nhiều kiến thức và bài học hay mới .

#Học tốt#

Khách vãng lai đã xóa

Qua chuyến đi bằng cánh cửa thần kì của Đôdêmon tới các nước phương Đông thời cổ đại, em mới biết đc quá trinh phất triển của nó như thế nào. Về đó em mới cảm nhận đc rằng ghi chép quan trọng như nào với cng. Nó cất giữ những tri thức từ cổ đến kim , cho nên họ đã phát minh ra chữ viết - một phát minh vĩ đại nhất tronh lịch sử loài ng.Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.Ban đầu là chữ tượng hình (hình vẽ những gì mà họ muốn nói), sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng.Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

  
Khách vãng lai đã xóa