Những câu hỏi liên quan
mạc thảo diệp
Xem chi tiết

-Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm nước ta có 4 mùa nhưng nhận thấy rõ nhất là hai mùa khí hậu đặc trưng: Mùa hè nóng ẩm với gió mùa tây nam và mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.

-Giải thích: – Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. – Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở: + Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 7 2019 lúc 3:13

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình 600 - 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam):

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.

+ Thực vật phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.

+ Động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ 600 – 700m lên đến 2600m ở miền Bắc, từ 900 – 1000m lên đến 2600m ở miền Nam):

+ Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo…

+ Ở độ cao trên 1600 - 1700m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn); có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

b) Giải thích

- Sự phân hóa sinh vật thành ba đai cao khác nhau do tác động trực tiếp của khí hậu; ngoài ra do tác động của độ cao địa hình thông qua khí hậu.

+ Khí hậu: sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo độ cao đã tạo ra ba đai với khí hậu khác nhau. Đai nhiệt đới chân núi biểu hiện rõ rệt khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm ướt. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.

+ Địa hình đồi núi phân hóa thành ba đai cao với khí hậu khác nhau, từ đó có sự khác nhau về sinh vật.

Bình luận (0)
Phạm Hồ Phú Sang
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2019 lúc 11:16

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 9 2019 lúc 7:26

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Hà Nội, Đồng Hới, TP. Hồ Chí Minh để có dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân do càng về phía nam, càng ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (ở miền Nam không có gió mùa Đông Bắc) và gần Xích đạo hơn.

- Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân: về mùa đông: miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ hạ thấp; miền Nam gần Xích đạo hơn và mùa đông không chịu lạnh của gió mùa Đông Bắc. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình của cả nước tương đối đồng nhất.

- Vào mùa hạ: Nhiệt độ trung bình năm cả nước tương đối đồng nhất, cao hơn một ít ở Duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân chủ yếu do tác dộng của gió phơn Tây Nam ở các khu vực này làm cho nền nhiệt độ cao hơn, còn trong phạm vi cả nước, nhiệt độ tăng theo hướng kinh tuyến từ bắc vào nam không lớn.

- Vào mùa đông: Nền nhiệt độ ở miền Bắc hạ thấp, nhất là ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ do chịu tác động mạnh trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, và ở các khu vực núi cao Tây Bắc do ảnh hưởng của độ cao.

- Tháng cực đại nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ là tháng VII (chế độ nhiệt của các nơi gần chí tuyến Bắc), ở Nam Bộ là tháng IV (chế độ nhiệt của những nơi gần Xích đạo).

- Ở phía bắc, trong năm có một cực đại về nhiệt độ do hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, ở phía nam có hai cực đại về nhiệt độ do hai lần Mật Trời lên thiên đỉnh xa nhau.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2017 lúc 5:05

Nước ta có hai miền khí hậu:

Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B  ) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 6 2018 lúc 4:24

HƯỚNG DẪN

- Vào mùa đông ở nước ta (tháng XI đến tháng IV), có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc.

- Gió mùa Đông Bắc:

+ Khối khí lạnh từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động ở miền Bắc nước ta; khi đi về phía nam, gió bị suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt có cường độ mạnh mới thổi qua được.

+ Tác động đến chế độ nhiệt: Với tính chất lạnh khô, gió này làm nền nhiệt ở miền Bắc hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Ở Đông Bắc, các thung lũng giữa các cánh cung núi hút gió mạnh làm nhiệt độ thấp nhất; dãy Hoàng Liên Son ngăn không cho gió này xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, phải xâm nhập theo thung lũng sông Hồng, sông Đà từ đồng bằng Bắc Bộ lên, nên cùng một độ cao, nhiệt độ ở Tây Bắc cao hơn ở Đông Bắc. Càng đi về phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, nên không còn lạnh như ở Bắc Bộ nữa.

+ Tác động đến chế độ mưa: Nửa đàu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi đi vào nước ta gây thời tiết hanh khô cho Bắc Bộ; khi vào miền Trung, gặp dãy Trường Sơn Bắc, gây mưa cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

- Tín phong Bán cầu Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước, tính chất của gió này là nóng, khô và tương đối ổn định.

+ Ở miền Bắc, Tín phong Đông Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô ấm giữa những ngày đông lạnh giá.

+ Ở miền Nam, Tín phong Đông Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Ở Trung Bộ: Tín phong Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 2 2017 lúc 12:52

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Điện Biên và Lạng Sơn; Nha Trang và Đà Lạt để dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:

- Giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Nhiệt độ trung bình năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ do Duyên hải Nam Trung Bộ ở độ cao thấp hơn và chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng về mùa hạ.

+ Biên độ nhiệt độ năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do ở Duyên hải Nam Trung Bộ về mùa đông nhiệt độ không cao hơn ở Tây Nguyên, nhưng mùa hạ có nhiệt độ cao hơn Tây Nguyên do chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Giữa Điện Biên và Lạng Sơn

+ Nhiệt độ trung bình năm ở Điện Biên cao hơn ở Lạng Sơn, biên độ nhiệt độ năm ở Lạng Sơn lại lớn hơn ở Điện Biên.

+ Nguyên nhân do ở Lạng Sơn chịu tác động trực tiếp và mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ về mùa đông thấp hơn nhiều so với Điện Biên. Về mùa hạ nhiệt độ ở cả hai địa điểm tương đối đồng nhất, vì Điện Biên chịu tác động của gió phơn Tây Nam, còn Lạng Sơn cũng chịu hiện tượng phơn do gió Đông Nam gặp cánh cung núi Đông Triều gây nên.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 5 2019 lúc 3:03

HƯỚNG DẪN

a) Độ cao địa hình

- 3/4 diện tích địa hình Việt Nam là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (85% địa hình cao dưới 1000m), nên khí hậu chủ yếu của nước ta là nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

- Do độ cao địa hình, nên khí hậu nước ta phân hóa thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình đến 600 - 700m ở miền Bắc và đến 900 - 1000m ở miền Nam); đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (độ cao đến 2600m); đai ôn đới gió mùa trên núi (từ 2600m trở lên, chỉ có ở miền Bắc).

- Những đỉnh núi cao đón gió là những nơi mưa nhiều của nước ta (Móng Cái, các núi dọc biên giới Việt - Trung, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh, cực Nam Trung Bộ...). Nơi địa hình thấp, trũng, khuất gió có lượng mưa rất thấp (Móng Cái, thung lũng sông Ba...).

b) Hướng địa hình

- Hướng vòng cung:

+ Các cánh cung núi Đông Bắc mở rộng về phía bắc và phía đông đón gió mùa Đông Bắc trực tiếp, làm cho nền nhiệt độ ở đây vào mùa đông thấp nhất nước ta, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C.

+ Cánh cung Đông Triều thẳng góc với hướng gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió và ít mưa ở vùng khuất gió (Cao Bằng, Lạng Sơn).

- Hướng tây bắc - đông nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió mùa Đông Bắc, chặn sự xâm nhập trực tiếp gió này vào Tây Bắc, làm cho những nơi có cùng độ cao với Đông Bắc đều có nhiệt độ cao hơn.

+ Các dãy núi ở biên giới Việt - Lào cùng với gió Tây Nam đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Nam Tây Bắc và cả ở đồng bằng Bắc Bộ vào đầu mùa hạ.

+ Dãy núi Trường Sơn cùng với gió Tây Nam đầu mùa hạ đã gây nên hiện tượng phơn khô nóng ở Duyên hải miền Trung và gây mưa nhiều cho Tây Nguyên (ở sườn đông của Trường Sơn Nam). Về mùa đông, dãy Trường Sơn cùng với gió mùa Đông Bắc gây mưa cho Duyên hải miền Trung (nhất là khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), gây hiện tượng phơn ở Tây Nguyên.

+ Nơi núi nhô ra sát biển (mũi Dinh, bán đảo Cam Ranh) đã chặn cả gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió Đông Bắc về mùa đông, làm cho khu vực khuất gió (Phan Rang) lượng mưa rất nhỏ (khoảng chừng 500- 600mm).

+ Dãy Bạch Mã chặn gió mùa Đông Bắc, là nguyên nhân chủ yếu tạo sự phân hóa khí hậu về mùa đông ở hai miền Bắc và Nam nước ta: miền Bắc có một mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và ít mưa; cùng trong thời gian đó, miền Nam là mùa khô rõ rệt, nhiệt độ tương đối cao.

Bình luận (0)