Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Theo em, tiền đề về kinh tế là nguyên nhân trực tiếp và tất yếu dẫn đến sư bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản. Khi chế độ cũ kìm hãm sự phát triển, không đáp ứng được những thay đổi của nền kinh tế thì việc thiết lập một quan hệ sản xuất mới hiện đại, phù hợp hơn là điều không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân nào là bủng nổ cách mạng tư sản?kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã học?hình thức của các cuộc cách mạng tư sản?tại sao lại có các hình thức tư sản khác nhau đó
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời lạc hậu.
Đã học 3 cuộc cách mạng:
Cách mạng hà lan :hình thức nội chiến
Cách mạng anh:hinhf thức giải phong dân tộc
Cách mạng pháp: nội chiến và giải phóng dân tộc
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là:
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời lạc hậu.các cuuoc cách mạng và hình thức đấu tranh:
+ cách mạng hà lan(thế kỷ(TK XVI)): nội chiến với đế quốc
+ cách mạng anh(tk XVII): giải phóng dân tộc, lật đỏ chế đọ phong kiến
+ cách mạng Pháp(cuối TK XVIII) : đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, khởi nghĩa vũ trang
Ý NGHĨA:
chế độ tư bản đc xác lập, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
là những cuộc cách mạng ko triệt để nhưng lại mở ra một xh mới
thời kỳ quá độ của chế đọ pk sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản
câu 1: phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp . Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
câu 2: phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Anh. Vì sao cuộc cách mạng tư sản Anh được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
câu 3: nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Liên hệ đến Việt Nam trong sự phát triển khoa học kĩ thuật ngày nay
câu 4: phân tích vai trò khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Liên hệ vai trò của khoa học kĩ thuật đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
giúp mình với !
tý mình phải nộp rồi!
Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng.
Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.
Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
#Tham khảo
- Tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản: để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
+ Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).
+ Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Trình bày tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
#Tham khảo
- Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.
- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (quý tộc mới ở Anh, chủ nổ ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị tương xứng. Vì vậy, họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng. Ví dụ:
+ Ở Anh: nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội. Họ không chỉ chịu ách áp bức nặng nề của Nhà nước, quý tộc phong kiến và giáo hội Anh giáo mà còn liên tục bị tước đoạt ruộng đất. Ngoài nông dân, cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp khác như công nhân, thợ thủ công... cũng rất khổ cực.
+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
+ Ở Pháp: xã hội Pháp phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba. Trong đó: Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội, giáo hội và có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế; đẳng cấp thứ ba chịu nhiều áp bức, bóc lột. Do đó, mâu thuẫn giữa Tăng lữ, quý tộc với đẳng cấp thứ ba ngày càng sâu sắc.
Câu 6: Nêu tên các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII. Kết quả của cách mạng tư sản.
mong mọi người giúp tớ với ạ, tớ cảm ơn.
Trình bày tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam, Luân Đôn,...
Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp
=> Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn tới sự thay đổi về chính trị và xã hội.
Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.
#Tham khảo
Tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản:
- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:
+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.
+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.