Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
a. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, bốn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
b. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm các ngành công điện tử,...).
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...) các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,..).
- Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính...) ngày càng cao.
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.
Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển? Nêu các thành tựu của công nghệ chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Cuộc cách mạng nào đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ?
A. Cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp
B. Cuộc cách mạng công nghiệp và chất xám
C. Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật
D. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Đáp án: D. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới? (4 điểm)
* Đặc trưng của của cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ hiện đại
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. (0,5 điểm)
- Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. (0,5 điểm)
- Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xả hội. (0,5 điểm)
- Bốn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. (0,5 điểm)
* Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp diện tử,...). (0,5 điểm)
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...), các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,...). (0,5 điểm)
- Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính....) ngày càng cao. (0,5 điểm)
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. (0,5 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
A. tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng rất nhanh tỉ trọng công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
B. tăng rất nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
C. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp và dịch vụ.
D. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; giảm nhẹ tỉ trọng công nghiệp công nghiệp; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng nhanh cả tỉ trong công nghiệp và dịch vụ.
=> Chọn đáp án C
Đây không phải là tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội?
A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.
C. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.
D. Khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi.
Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội không bao gồm khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi (xem các tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại tại sgk Địa lí 11 trang 8-9)
=> Chọn đáp án D
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Thương mại và du lịch.
B. Nông nghiệp và công nghiệp
C. Công nghiêp và dịch vụ.
D. Dịch vụ và nông nghiệp.
Đáp án C
Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao, là những ngành dựa vào thành tựu khoa học lớn, có hàm lượng tri thức cao.
=> Làm xuất hiện nhiều ngành mới trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: công nghệ vật liệu (sản xuất các vật liệu mới), công nghệ năng lượng (hạt nhân), công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (phát triển ngành viễn thông).
Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là:
A. Công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân.
B. Công nghệ năng lượng, công nghệ lai tạo giống, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu.
C. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
D. Công nghệ thông tin, công nghệ tự dộng hóa, công nghệ tin học, công nghệ sinh học.
Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là:
A. Công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân.
B. Công nghệ năng lượng, công nghệ lai tạo giống, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu.
C. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
D. Công nghệ thông tin, công nghệ tự dộng hóa, công nghệ tin học, công nghệ sinh học.