phát biểu cảm nghĩ của em về bài hát đi cấy
Mỗi lần hát bài Cô và mẹ, em lại cảm thấy thật xúc động. Hãy dựa vào lời của bài hát, phát biểu cảm nghĩ về mẹ và cô giáo của em.
Đề logic nhất năm 2019.KHVH
Mẹ và cô giáo đều là những người phụ nữ ở bên ta dìu dắt ta bước vào đời. Ở bên mẹ ta cảm nhận được sự ấm áp, chở che, mẹ là chỗ dựa, là bờ bến êm đềm để ta dựa vào những lúc mệt mỏi, là nơi ta có thể quay về mỗi khi ta mệt mỏi, vấp ngã. Nhưng không chi dành cho con cái tình yêu thương vô bờ bến, mẹ cũng là người bên cạnh ta, dạy ta từng bước đi chập chững, dìu dắt ta bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Mẹ không chỉ bên ta chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ mà mẹ con la một người thầy, dạy ta biết bao điều mới mẻ khi ta dần lớn khôn xa rời vòng tay mẹ, mẹ dạy ta cách ứng xử,sống sao cho đúng đạo lý làm người...Đấy, mẹ luôn bên chúng ta để chăm chút bảo vệ ta, nhưng mẹ cũng như 1 người thầy dày dặn kinh nghiệm sống và đem những kinh nghiệm mình đã có truyền lai cho con, những người mà họ có thể sẵn sàng hi sinh tất cả. Khác với mẹ, cô không sinh ra ta nhưng lại rất gần vs ta. nhờ cô dạy dỗ, bảo ban mà ta có được kiến thức để có đủ tự tin bước vào đời, mở mang vốn hiểu biết của mình. Nhưng đã có rất nhiêu cô giáo tâm huyết với học trò, thực tâm họ muốn những cô, cậu học trò của mình đều trở thành những người con có ích cho xã hội, họ đem hết lòng truyền đạt, yêu thương và bảo ban lũ học trò của mình để mong chúng thành tài. Cô luôn bên cạnh, chia sẻ những tâm tư tuổi học trò, quan tâm và lắng nghe để giúp học trò của mình có thể yên tâm học hành. Đấy, lúc ở nhà, ta được mẹ chăm chút,được me nâng niu, đến lớp ta được cô giáo quan tâm đến đời sống tinh thần chẳng phải ta đã có hai bà mẹ sao? Đến lớp ta được cô truyền đạt cho kiến thức nhưng về nhà ta lại được mẹ dìu dắt chỉ bảo cho mọi điều, đúng là chúng ta đã có hai cô giáo luôn ở bên sao?...
“Mẹ em 45 tuổi. Mẹ em làm nghề nội trợ. Mẹ rất yêu thương em. Mẹ không bắt em phải trả lại tình thương mà mẹ đã dành cho em trong suốt bao năm qua. Mẹ lo cho em từng miếng ăn giấc ngủ. Mẹ hi sinh tất cả vì em. Mẹ làm rất nhiều thứ mà em không thể kể hết được. Mẹ mang nặng đẻ đau để mong em được lớn khôn. Mẹ lo cho em đến mức quên cả việc ăn uống. Mẹ rơi những giọt nước mắt vì em. Em sẽ cố gắng học giỏi để không phụ công mẹ”.
Mỗi lần hát bài "Cô và mẹ", em lại cảm thấy thật xúc động. Hãy dựa vào lời của bài hát, phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh mẹ và cô trong bài hát và trong xã hội.
HELP ME!!!!!!
Hãy phát biểu cảm nghĩ của bạn sau khi học bài hát Em yêu giờ học hát
sao âm nhạc lại có trong môn toán :)
HT
1. Bài TĐN số 7 viết ở giong gì? Bài có bao nhiêu câu? Bao nhiêu nhịp?
2. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài hát Khúc ca 4 mùa.
phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao số 4"những câu hát về tình yêu thiên nhiên đất nước ,con người = doan van dien dich 6-8 cau
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi ... là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người .
Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau của bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương :
"Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trăng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao số 1 và 2 (những câu hát châm biếm)
Ở bài thứ hai, tác giả nhại lời thầy bói, ghi âm nguyên văn những lời phán của thầy trước một cô gái mê tín. Thầy đoán về những điều gì và phán thế nào ? Toàn là những điều quan trọng mà cô "đệ tử" ước ao điều tốt lành, điều mới mẻ. Nhưng thầy phán toàn là những lời vô nghĩa, những điều vốn nó như thế, hiển nhiên chẳng cần bói toán, suy đoán gì cả. "Số cô chẳng giàu thì nghèo - Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà...", đấy là thầy đoán về "tài lộc" của cô gái. Còn về "gia cảnh", về "nhân duyên" thì... "cô có mẹ, mẹ là đàn bà, có cha, cha là đàn ông, cô sẽ có chồng, có chồng sẽ có con, con gái hoặc con trai"... Rõ ràng cái nhà ông thầy bói này chỉ ba hoa, mồm mép, nói những điều ai cũng biết. Tục ngữ ta có câu "thầy bói nói mò". Ông thầy bói này không chí "nói mò" mà nói lăng nhăng, vô vị, thật đáng cười. Đáng cười hơn nữa là giọng nói của thầy. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật "nói nước đôi", nói phóng đại, càng nói càng vô vị, vô nghĩa. Rõ ràng, bài ca dao đã phê phán những ke hành nghề mê tín dị doan, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, bài ca cũng giễu cợt, phê phán những người ít hiểu biết, thiếu niềm tin cuộc sống, tìm đến sự bói toán, lễ bái vu vơ, phản khoa học, nhiều khi thêm lo nghĩ không cần thiết "Bói ra ma, quét nhà ra rác". Cha ông ta từng nhắc nhở như thế. Phê phán ông thầy bói, bài ca dao đồng thời cảnh tỉnh chúng ta.
ở bài thứ 2 :thầy bói xem cho cô gái về góc phương diện,vận mệnh ,hôn nhân ,con cái.Đây là những vấn đề quan trọng của mỗi con ngườivi vậy ai cũng quan tâm.Lời phán của thầy bói là những sự thật hiển nhiên ai cũng biết vì vậy lời phần đó trở nên vô nghĩa, nực cười
bài ca dao phê phán hiện tượng mê tín dị đoan,châm biếm những kẻ hành nghề mê tín và cả những người thiếu hiểu biết tin vào bói toán
phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao số 1(bài những câu hát về quê hương,đất nước ,con người)khoảng 8-10 câu.Trong đó ít nhất 3 từ lấy và gạch chân các từ đó
Nếu ca dao – dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao – dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,… Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.
Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi – đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn… Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ – Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,… Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,…) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi… chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp :
Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?…
Cô gái đáp :
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không…
Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.
Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô “rủ nhau”, gọi nhau… Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với “non xanh”, “nước biếc”, sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì “quanh quanh”, núi thì “xanh”, nước (sông Hương) thì “biếc”. Thêm nữa, từ láy hoàn toàn “quanh quanh” và phép so sánh “như tranh hoạ đồ” khiến cho xứ Huế càng… mộng và… thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn “bức tranh hoạ đồ” quý giá.
Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước :
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa… về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.
Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai “đứng… ngó” cánh đồng ? Ai nói: “thân em” ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai…, tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình…
Phát biểu cảm nghĩ về ca dao dân ca Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Nếu hiểu theo cách thứ nhất – lời chàng trai – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Hoặc :
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.
Nếu hiểu theo cách hai – lời cô gái – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ:
Một ngày hai buổi cơm đèn
Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng.
Hoặc :
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như hạt mưa sa…
Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ “thân em” nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị.
Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình “Thân em như chẽn lúa đòng đòng…”. Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì… khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ “thân em”, “phất phơ” vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. “Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây”… Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa.
Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người…
Hãy viết cảm nhận của em về bài hát đi cấy ( viết dưới 50 chữ )
Ai đúng mik sẽ tick nha
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.
Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả .
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.
“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.
Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.
Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.