Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phạm Hồng Hưng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 12 2016 lúc 15:52

Kinh tế thời Trần nhanh chóng được phục hồi và phát triển vì :

a) Nông nghiệp:

- Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất

- Công cuộc khai khẩn đất hoang, đắp đê điều, thành lập làng xã... ngoài điền trang các vương hầu còn có thái ấp

-> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển

b) Thủ công nghiệp :

- Ngoài những ngành nghề thủ công truyền thống : dệt vải, làm đồ gốm ... thời Trần còn có những ngành thủ công đặc sắc : đóng thuyền lớn, chế tạo vũ khí và súng thần cơ

c) Thương nghiệp :

- Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt ở Thăng Long, Vân Đồn

=> Kết luận : Nhà Trần rất quan tâm đến đời sống nhân dân, có nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất cùng với sự lao động cần cù của nhân dân, nền kinh tế thời Trần đã nhanh chóng được phục hồi và phát triển

Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 17:12

- Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu quý tộc triệu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.
-> Nền nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
- Thủ công nghiệp : Do nhà nước quản lí rất phát triển và mở rộng gồm nhiều ngành nghề: Làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền....
-> Thủ công nghiệp phát triển, trình độ kỹ thuật được nâng cao.

=> Kinh tế thời Trần nhanh chóng được phục hồi và phát triển

lê hoàng giang
Xem chi tiết
TV Cuber
20 tháng 3 2022 lúc 9:43

tham khảo

 

a) Phục hồi kinh tế

* Nông nghiệp

- Ban hành Chiếu khuyến nông đề giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế .

* Thủ công nghiệp: Nghề thủ công phát triển.

* Thương nghiệp

- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

- Giao lưu, buôn bán được phục hồi.

b) Xây dựng văn hóa dân tộc

* Văn hoá, giáo dục

- Ban Chiếu lập học.

- Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.

- Đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức.

- Lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.

=> Tác dụng: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định.



 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2017 lúc 8:14

Đáp án D

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 9 2018 lúc 15:17

Đáp án D.

Giải thích: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 7 2019 lúc 5:23

Đáp án B :

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:

Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 7 2018 lúc 10:45

Đáp án B.

Giải thích: Giai đoạn 1952 - 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:

- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Hoàng kim Song Thư
Xem chi tiết
Quốc Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 11:36

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 3 2018 lúc 14:38

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, cụ thể là

- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhăm tăng giá trị sản phẩm. Từ đó phát huy các lợi thế về nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế hai tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Names
Xem chi tiết
bounty_hunter
1 tháng 1 lúc 23:49

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.