Trình bày cách làm đất ở địa phương em để trồng được cây vạn thọ cho mùa Tết
Để kêu gọi toàn dân tham gia Tết trồng cây vào đầu xuân. Bác Hồ có câu thơ :
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân
Theo em, cách dùng từ ngữ của Bác Hồ trong câu thơ có những gì thú vị và giàu ý nghĩa ?
nhanh nha, mik cần gấp
Câu 1: Tại sao nên đặt rau vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát?
Câu 2: Em hãy trình bày cách nhân giống cây Linh Lăng?
Câu 3: Trình bày một số bệnh hại rau mồng tơi và cách phòng trừ.
Câu 4: Địa phương em nên trồng cây mông lung vào mùa nào? Vì sao?
Câu 5: Em hãy trình bày kỹ thuật trồng và thiết lập cây Linh Lăng?
Cầu 6: Theo em cần thiết lập hoa Phong Lan như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt?
Câu 7: Em hãy trình bày kỹ thuật trồng hoa Phong lan trong đập?
Mong mn giúp với ạ mình t3 mình ktra ạ
Đề 1: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của bác hồ.
Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI!! EM DỐT VĂN LẮM. LÀM ƠN VS, RỒI EM TICK
đề 1 [ BÁC HỒ là người sống rất dản dị vì cả đời bác chỉ sống trong ngôi nhà bình dị với hoa lá trong vườn bác đã sống với cánh áo nâu
sờn bạc , BÁC cũng là người luôn yêu thương các em học sinh và là người chỉ đường dẫn lối cho cách mạng VIỆT NAM ta]
Bạn tham khảo nhé:
- Đề 1: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
Bài làm
Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.
Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.
Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
“ Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…
Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.
Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.
Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:
“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.
Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.
Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.
Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?
Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.
“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
- Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Bài làm
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960, trong một cuộc phát động phong trào “Tết trồng cây “ nhân dịp kỷ niệm mùa xuân thứ 30 của Đảng ta. Đó cũng là một trong những lời di chúc để lại trước khi Người đi xa. Lời di chúc ấy đã trở thành truyền thống, nét văn hóa, dòng chảy in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt chúng ta. Để mỗi năm dịp tết đến xuân về, các cơ quan, trường học đều náo nức trong công tác, lễ hội trồng cây nhằm thực hiện đúng lời dạy của Bác " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".
Trong câu thơ thứ nhất Bác có nói " Mùa xuân là tết trồng cây “, đó là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong bốn mùa khí hậu của Việt Nam. Là lúc kết thúc một mùa đông lạnh giá, tiết trời chuyển sang ấm áp, thuận lợi nhất để cây trồng bám rễ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, “tết trồng cây” phải vào đúng mùa xuân chứ không phải mùa nào khác. Qua đây chúng ta thêm thấy được sự uyên thâm, hiểu rộng kiến thức về vạn vật xung quanh về thiên nhiên và vũ trụ ở Bác. Mùa xuân đến cũng là một điểm mốc, một khởi đầu mới của trong năm với biết bao niềm hy vọng, là đào mai khoe sắc nảy trồi non, là tình yêu giữa con người với con người, với cỏ cây hoa lá, là từng trồi non xanh mơn man, là khi thiên nhiên đất trời được giao hòa cùng con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất. Hơn thế, trên tinh thần nhân văn, bắt đầu một năm mới, mong muốn những điều tốt đẹp nhất được khởi đầu từ mùa xuân, thật thích hợp để gieo một hạt giống, ươm một nhành cây trồng một vườn lớn, như thêm một hy vọng tràn đầy. Mùa xuân mà làm cho đất đẹp nước đẹp trời đất đẹp, lòng người ắt sẽ đẹp, mọi sự tốt đẹp thì một năm thật tốt đẹp.
Mùa xuân thứ nhất Bác nói đến là mùa xuân của đất trời, thì đến mùa xuân thứ hai trong " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Bác không nói về mùa xuân của cá nhân mình, mà Bác nói về mùa xuân của cả đất nước. Và xuân đây không còn đơn giản là mùa xuân của đất trời của thiên nhiên nữa, mà thể hiện một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp. Đó cũng là thành quả khi toàn dân, toàn nước chung sức, đồng lòng trong công cuộc thực hiện lời dạy của bác ‘’ mùa xuân là tết trồng cây”, " Có một cây là có rừng", để khung cảnh đất nước ngày càng trong xanh hơn, tươi đẹp hơn, ngày càng giàu đẹp " càng xuân" hơn nữa.
Vậy tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước? Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên bảo vệ mỗi chúng ta, bảo vệ đất nước. Là tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình... Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.
Để thực hiện lời dạy của Bác, những người con đất Việt cần chung tay bảo vệ môi trường sống quanh mình. Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ở vùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ở vùng đô thị. Các bạn học sinh có thể trồng thêm những chậu cây xanh ở gia đình mình. Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh, không bẻ cành ngắt lá trong sân trường và hàng cây ven đường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp phá rừng lấy gỗ và cần chăm sóc tốt những khu rừng nguyên sinh còn lại của đất nước.
Bác Hồ - Người anh hùng dân tộc và trên cả thế giới, tuy Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Người, tầm nhìn và cả nỗi lo lắng cho cả thế hệ tương lai của Người luôn là xuyên suốt, lâu dài. Lời dạy của Người sẽ luôn trong trái tim mỗi chúng ta, đời đời các thế hệ con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ và thực hiện đúng lời dạy Bác đã để lại:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
ai có thể giải để thi kì 1 lớp 7 ko?
1:các cách bón phân ? phân biệt bón lót và bón thúc?
2:những điều kiện để bảo quản tốt hạt giống cây trồng
3:mục đích và phương pháp sự dụng hạt giống
4:tác hại sâu bệnh đối với cây trồng?côn trùng có lợi hay có hại?vì sao
5:trình bày mục đích sử dụng đất?các công việc làm đất và tác dụng của chúng?các công cụ làm đất ở địa phương âu nhược điểm của của công cụ đó
2. Bảo quản hạt giống
- Hạt giống phải đạt chuẩn:khô, mẩy, k lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp,k bị sâu bệnh,....
- Nơi bảo quản(cất giữ)phải có nhiệt độ và độ ẩm ko khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời
-Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
c1 :
- cos2 cách : bón lót và bón thúc
-bón lót : bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó ms mọc , ms bén rễ
- bón thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng nhu cầu của cây trong từng thời kì , tạo điều kiện cho cây sinh trưởng , phát triển tôt
1. Có nhiều cách bón: có thể bón vãi, bón theo hàng, bó theo hốc hoặc phun trên lá.
Bón lót và bón thúc:
* Khác nhau:
- Bón lót: bón trước khi gieo trồng.
- Bón thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây.
2. Những điều kiện để bảo quản tốt hạt giống cây trồng là: chọn hạt chắc, phơi khô và bảo quan nơi kín đáo hoặc kho lạnh.
3. Mục đích sử dụng hạt giống là: giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng xuất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
Phương pháp sử dụng hạt giống là:
1. Phương pháp chọn lọc:
- Từ nguồn giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt làm giống. Gieo hạt đã chọn nếu có đặc tính tốt hơn giống bình thường thì được chọn làm giống.
2. Phương pháp lai:
- Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhị hoa của cây là mẹ. Sau đó lấy hạt của cây là mẹ gieo trồng, ta được cây lai.
3. Phương pháp gây đột biến:
- Dùng tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến.
4. Phương pháp nuôi cấy mô:
- Tách lấy mô ( hoặc tế bào ) sống của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau thời gian sẽ hình thành cây mới.
4. Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng là: ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Con trùng có: hại. Vì:
- Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh và đầu có 1 đôi râu.
- Vì nó ăn lá và phá hoại mùa màn.
5. Mục đích sử dụng đất là: làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, đồng thời tiêu diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Các công việc làm đất như là:
* Cày đất: là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
* Bừa và đập đất: để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt rộng.
* Lên luống: để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Các công cụ làm đất ở địa phương em là: cuốc => đập đất.
Đề 1: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của bác hồ
Đề 2: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất lại có thể góp phần làm nên mùa xuuaan của đất nước?
Mọi người giúp em với, em không biết làm mà mai em nộp rồi! Giúp em với, tự làm càng tốt ạ! Em xin cảm ơn trước ạ!
Đề 1 :
Bài làm
Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.
Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.
Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
“ Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…
Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.
Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.
Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:
“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.
Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.
Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.
Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?
Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.
“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Đề 2 :
Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi phát triển nhất trong năm.
Sinh thời, Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.
Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trông cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết… (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.
Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.
Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá. Màu xanh ấy mang đến vẻ đẹp tươi mát, trù phú cho đường phố, làng quê. Nếu nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ được bao phủ trong một màu xanh bất tận.
Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu làm nhiệm vụ hút lọc khí thải, cung cấp khí oxi để duy trì sự sống cho muôn loài, làm trong sạch môi trường quanh ta.
Khí hậu Việt Nam cũng có lúc thất thường. Vào mùa mưa lũ nếu không có những cánh rừng như những bức tường thành vững chắc ngăn gió bão, lụt lội thì biết bao nhà cửa, ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, bao thành quả lao động bị phá hủy… Lũ lụt sẽ gây ra những thảm họa ghê gơm khôn lường.
Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khỏe mạnh… là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Hơn bốn chục năm trước, Bác Hồ đã quan tâm đến điều này bằng việc hô hào toàn dân tham gia Tết trồng cây . Bác quả là vị lãnh tụ cách mạng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, ở khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta nô nức tham gia phong trào Tết trồng cây. Mấy năm trở lại đây, nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân đã động viên mọi người nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng và trông thêm cây mới, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở các vùng ven thành phố, phong trào lập trang trại trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả ngày càng phát triển. Cây xanh ở thủ đô Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh thành khác luôn được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay của các cô chú công nhân và ý thức bảo vệ của người dân.
Việc gìn giữ khu vườn nguyên sinh, rừng đầu nguồn và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã trở thành mối quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ở miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp. Năm nào trường em cũng tổ chức Tết trồng cây xanh nên cây xanh tỏa bóng mát khắp sân trường. Dưới bóng cây râm mát, chúng em thỏa thích vui chơi. Những mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học hầu như tan biến hết, tâm hồn trẻ thơ lại lâng lâng, thanh thản.
Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái thiệt hại của cộng đồng cho nên môi trường bị hủy hoại nghiên trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy quá nhiều. Vì thế lời Bác Hồ dạy hơn bốn mươi năm trước giờ đây lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.
Xin lỗi nhưng hơi dài nha
Bạn ơi,bạn lạc đề à tiếng việt mà sao lại vô tiếng anh !!??
Giúp mình với C1: ở địa phương em đã dùng biện pháp nào để cải tạo đất? C2:ở địa phươg em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây bằng cách nào?
Giúp mình với
Đề cương thi .
Mong mọi người đều làm cho
Làm đất : cày đất,bừa và đập đất ,lên luống
Bón phân lót : Theo hàng ,theo hốc cấy
C3- Xử lý hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt sâu bệnh có ở hạt.
C4-
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh
C5
– Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
– Còn bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.
+ Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.
+ Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.
Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.
Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.
Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
"Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân." Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước ? (Giúp mình với cần gấp) Nhưng ngắn thôi
Tham Khảo
Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.
Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.
Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.
Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
Để kêu gọi toàn dân tham gia Tết trồng cây vào đầu xuân Bác Hồ có câu thơ :
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân
Theo em , cách dùng từ ngữ của Bác Hồ có những gì thú vị và giàu ý nghĩa
Giúp mình với nhé !
Chúng ta gọi Bác Hồ là Bác là cha của chúng ta như vậy gần gũi hơn với Bác .
Bạn ơi đoạn văn nhé !