bài văn biểu cảm về cây khế (không chép mạng ạ)
Viết một bài văn biểu cảm cây khế ( ko chép mạng nha )
Cây khế của tôi được trồng trước nhà từ ngày tôi còn lên ba. Ngày trước nó vốn là cây mọc hoang phía sau hè nhưng vì bà tôi sợ nó cô đơn nên đã dời ra trước sân. Cây khế biết ơn bà nên vươn cành cao và xoè tán rộng. Tôi thương cái dáng mảnh khảnh của cành chịu nhiều sương gió mà vẫn dẻo dai. Tôi quý cái gốc sần sùi nhiều vết thẹo, tôi đã nhiều lần khóc khi tiễn những chiếc lá vàng về đất. Lá khế không to nhưng đủ bóng mát cả một góc sân bởi lá có bao giờ mọc lẻ loi. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen ngửi mùi hoa khế. Tôi thích thú trước từng chùm hoa mọc âm thầm tim tím cả một bầu trời. Hoa khế không rực rỡ, không ngát hương nhưng lại có sức quyến rũ kì lạ với chúng tôi. Mùi của hoa như mùi của cỏ, của lá, của rơm rạ quê hương. Điều kí diệu nhất vẫn nằm ở trái khế xanh xanh khi còn non và ngả vàng khi chín. Đã bao lần tôi say sưa trước hình thù kì lại của trái khế, không giống với bất kì loại trái nào, khế có 5 múi rõ ràng.
Ngày trước tôi chưa hề biết cây khế lại đi vào thơ ca, văn học nhiều đến vậy. Tô chỉ biết rằng nó đi vào đời sống của người dân quê tôi như một phần không thể thiếu. Mẹ tôi thường hái trái khế chín nấu canh chua cá lóc. Ba thì thích ăn mắm chưng, ba bảo mắm chưng không thể thiếu chuối chát và khế. Nhìn những khoanh khế được cắt mỏng hình ngôi sao bày trên dĩa không ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của món ăn. Bà tôi lại thích trồng cây khế trước nhà để cây rợp bóng mát cho các cháu vui chơi. Không chỉ thế cây khế còn là cả một niềm mơ mộng đối với lũ trẻ chúng tôi. Những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau cất nhà chòi bên gốc khế rồi hái từng chùm khế xuống chấm với ít muối cùng nhau ăn. Đứa thì nhăn mặt, đứa hít hà nhưng chẳng mấy chốc cả rổ khế hết nhẵn. Thế nhưng chẳng bao giờ chúng tôi nở hái đến quả cuối cùng trên cây. Chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng một ngày nào đó có chú chim quạ đến ăn khế sẽ đền đáp cho chúng tôi những món đồ chơi thật đẹp.
Cứ thế tuổi thơ của tôi trôi qua dưới bóng cây khế trong lành. Những đêm trăng sáng tôi thả hồn mình vào miền cổ tích với những ánh sao rực rỡ trên bầu trời và chiếc đèn lồng xanh, vàng là những trái khế đung đưa. Bà đã kể biết bao câu chuyện, làm sao tôi có thể đi qua hết cũng như chẳng thể nào nhớ nỗi mấy mùa hoa khế rụng. Cây khế của tuổi thơ, cây khế của ước mơ tôi ơi! Tôi mãi gọi tên như một người bạn chân thành.
Tôi đã lớn, cây khế cũng già tôi chẳng còn chơi trò trốn tìm bên gốc khế cũng chẳng thể nhìn thấy cây mỗi ngày. Thế nhưng dù ở nơi đâu, thấy thấp thoáng màu hoa khế và cái hương thoang thoảng dịu dàng, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ lùng. Tôi yêu cảm giác bình yên ấy như tình yêu mà tôi dành cho loài cây mẹ quê hương của mình.
Viết kết bài biểu cảm về cây khế( ko chép mạng)
100% những câu hỏi có kèm theo ( ko chép mạng) thì sẽ chỉ có 1hoặc hai người trả lời hoặc cũng có thể là không có ai trả lời✔
Ôi cây khế nhà em :3
Cây rất đẹp và ra quả khế
Em rất yêu quý cây
(uy tín 100% ko chép mạng)
Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu (không chép mạng)
Bạn tham khảo dàn ý nha:
a. Mở bài:
Giới thiệu về loài cây em yêu.
b. Thân bài:
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
+ Em thích màu của lá cây,…
+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
c. Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Kể lại chuyện " Cây Khế" bằng lời của chim Phượng Hoàng.
(Lưu ý: Không sao chép trên mạng, không viết lại bài văn đã có trên mạng).
Bài văn biểu cảm loài cây em yêu- cây tre. Không chép trên mạng
Viết 1 bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
M.n giúp mik với ( không chép mạng nha )
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về cây mai ngày tết (văn biểu cảm). Không chép sách hoặc trên mạng nhé
Lm nhah giúp mk , ai nhah mk tick . C.ơn nhìu ^-^
Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)
Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.
Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.
Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.
Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.
Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.
Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.
Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.
Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.
Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã
viết 1 bài văn biểu cảm về cây tre k chép mạng nhé
Tre vẫn mãi là bạn đồng hành thân thiết của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
Câu mở đầu khẳng định: Cây tre là bạn thân của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam.. Tre là một loại cây dễ trồng, dễ sống, có vẻ đẹp bình dị và mang nhiều phẩm chất quý báu. Đề tài về cây tre không mới, nhưng ở bài văn này sự liên tưởng giữa tre với người đã được mở rộng đến tầm dân tộc. Đây là nét độc đáo, có tính sáng tạo. Nhà văn không chỉ nhìn cây tre ở khía cạnh đạo đức mà nhìn toàn diện, bắt đầu từ khía cạnh tình cảm: tre là bạn thân của con người, chứ không bó hẹp trong phạm vi biểu tượng.
Chúng ta hãy tưởng tượng có một màn ảnh đang hiện lên trước mắt. Đất nước Việt Nam xanh mướt bốn mùa đủ loại cây lá khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là tre nứa. Những cánh rừng tre miền Nam, miền Bắc, miền xuôi, miền ngược… nối tiếp nhau. Tác giả nhấn mạnh: trong muôn loài cây nhuộm xanh đất nước, nổi lên một loài thân thuộc nhất, đó là tre. Thân thuộc, chứ không phải là quen thuộc. Nghĩa là tre đã có quan hệ ruột thịt với người. Lời thuyết minh đang hào hứng giới thiệu tre Đồng Nai của miền Nam, nứa Việt Bắc – cái nôi cách mạng và kháng chiến, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, nơi vừa mới ghi chiến thắng oanh liệt của dân tộc… bỗng dưng hạ một câu bất ngờ với giọng điệu ân tình, thủ thỉ: lũy tre thân mật làng tôi. Tại sao lại xuất hiện làng tôi ở đây? Làm gì có lũy tre nào của làng quê tác giả trên màn ảnh? Vậy mà sao ta nghe vẫn thấy tự nhiên, hợp lí, thậm chí êm tai nữa? Ấy là vì nó phù hợp với ý thân thuộc trên kia. Đối với ai tre lại không thân mật? Cho nên, lũy tre trên màn ảnh kia, dù là của làng nào đi nữa thì cũng là lũy tre thân mật làng tôi. Bởi con người Việt Nam chúng ta đi đến đâu mà chẳng có nứa tre làm bạn. Đất nước vừa trải qua chín năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cực kỳ gian khổ. Nhưng cũng chính trong những tháng ngày gian khổ ấy, chúng ta đã phát hiện ra rằng: dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khôi phục lại đầy đủ và đậm đà hơn cái truyền thống Nhiễu điều phủ lấy giá gương của tổ tiên tự nghìn xưa và cái truyền thông quý báu bầu bí chung giàn vừa cảm động vừa có ý nghĩa sâu xa. Bất kì ở đâu, trên đường chiến đấu, ta đều có những người mẹ, người chị, người em thân thương và những cây tre quấn quýt, ân tình. Câu văn không hề nói đến những điều đó nhưng trong âm hưởng của nó chứa đựng nội dung như vậy. Nói chuyện tre mà là nói chuyện tâm tình đất nước, tâm tình con người Việt Nam ta đó. Sau khi giới thiệu chung, bây giờ ống kính lia cận cảnh, miêu tả một sô đặc điểm, đồng thời là đức tính của tre. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là phép nhân hóa được tác giả sử dụng rất có hiệu quả để thể hiện những phẩm chất của cây tre. Một mầm măng nhú lên. Lời thuyết minh khái quát: tre có nhiều loại nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Nói về tre nhưng thấp thoáng đã gợi chuyện người. Cái mầm non ấy sau này sẽ trở thành biểu tượng trong phù hiệu của tuổi thơ Việt Nam, đương còn là măng nhưng đã hiên ngang, thẳng tắp. Tiếp theo là những đức tính đáng quý của tre. Tre không đòi hỏi gì nhiều: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Kham khổ, thiếu thốn, vậy mà tre vẫn cứng cáp, dẻo dai, vững chắc… Đó là đức tính của tre và phần nào cũng là đức tính của nông dân ta. Đến lời bình luận: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… thì đích thực phẩm chất của tre đã là phẩm chất của người. Tre và người đã hòa với nhau làm một. Bây giờ nói đến vai trò của tre trong nền văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam. Ông kính chiếu vào những vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng, như ôm ấp cuộc đời của cả một dân tộc. Câu Bóng tre trùm mát rượi đẹp như một câu thơ và cả đoạn văn này lấy chữ trùm làm nốt nhạc chủ đạo: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Trên màn ảnh hiện ra nào làng, bản, xóm thôn, nào mái chùa cổ kính, nào mái đình rêu phong… tiêu biểu cho một nền văn hóa lâu đời và bên cạnh đó là cảnh sống của người dân cày với hình ảnh cây tre luôn ở bên cạnh, trở thành người nhà, cùng chung sống, giúp đỡ nhau đời đời, kiếp kiếp… Tre như cánh tay của người nông dân lao động vất vả quanh năm không hề ngơi nghỉ. Hai câu thơ sánh đôi như hai người bạn chí cốt: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Tre với người vất vả quanh năm, góp phần khẳng định thêm quan hệ khăng khít đó. ở trên còn là nói chung chung, đến đây tác giả nêu cụ thể sự gắn bó giữa tre với người từ lúc còn thơ cho tới lúc tuổi già. Tre tỏa bóng mát chở che cho buổi ban đầu hò hẹn nỉ non: Tre làm lạt gói bánh chưng xanh, thắt chặt mối lương duyên cho trai gái thành vợ thành chồng. Tre là nguồn vui duy nhất của trẻ em thôn quê qua những que chuyền đánh chắt. Tre đem lại giây phút khoan khoái cho tuổi già khi thong thả rít điếu thuốc lào từ chiếc điếu cày tre. Như vậy, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre cho đến lúc nằm xuống xuôi tay trên chiếc giường tre, suốt một đời, tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. Đoạn văn đầy chất trữ tình, êm dịu. Có thể coi lời thuyết minh ở đoạn này như thiên trường ca về lịch sử của một nền văn hóa được cô đọng lại trong hình ảnh cây tre và hình ảnh người nông dân Việt Nam trải mấy ngàn năm. Bóng mát của tre ôm trùm, che chở. Tre là cánh tay, là bạn tâm tình, là nguồn vui, là niềm khoan khoái. Tre đong đưa trẻ thơ, tre nâng đỡ thân già. Tre là người nhà, người thân, đời đời, kiếp kiếp. Nhà văn miêu tả cây tre rất chân thực nhưng cũng hết sức trữ tình, bay bổng. Không chỉ có hình tượng trên màn ảnh và trong lời văn làm nên vẻ đẹp của tre mà còn có nhạc điệu du dương trong từng chữ, từng câu. Tiết tấu trong câu, trong đoạn, trong cả bài văn đều có sự cân đối, bằng trắc xen nhau, kết hợp. hài hòa, tạo nên một âm hưởng ngân nga, sâu lắng. Tre gắn bó không rời với con người trong cuộc sống đời thường và tre càng không rời con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa,cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...
Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .
Bài văn cảm nghĩ về cây tre
Bài văn cảm nghĩ về cây tre - Ảnh minh họa
“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.
Đề hãy viết một bài văn biểu cảm về cây (Phượng , Bàng , Tre ) trong ba cây hãy chọn một cây để viết thành bài văn
không chép mạng , đang cần gấp .