Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Đăng Hải Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
16 tháng 10 2021 lúc 16:52

Bạn tham khảo nha:

   Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị là một người yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt  lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Tóm lại, chị Dậu là người phụ nữ hiền dịu , biết nhẫn nhục ,chịu đựng ,là người vô cùng yêu thương chồng.

crewmate
Xem chi tiết
Cô gái xinh đẹp
Xem chi tiết
Kiều Hoàng Vũ
9 tháng 12 2017 lúc 19:36

nos ngu nhu bo

rot dac can mai

nhu con tho de

de men ngu ngo

tho min hay chu

nếu hay hãy k

Cô gái xinh đẹp
12 tháng 12 2017 lúc 19:35

tớ ko đông ý vơi y kiến của bạn

Đình Thành
Xem chi tiết
Diệp Chi
Xem chi tiết
Đặng Phương  Anh
30 tháng 3 2020 lúc 21:30

Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Câu 2: 

  Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Khách vãng lai đã xóa
lê thị hồng giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
27 tháng 3 2020 lúc 18:56

Câu 1 :

 Xuất xứ ; văn  ban " Bức tranh của em gái tôi " - Tạ Duy Anh

Câu 2:

- Nhân vật đc nhắc đến là Kiều phương .

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .

Câu 3 :

ngôi kể này có tác dụng trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật là:

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là ngư­ời kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu và ngôi kể thứ nhất còn kể chi tiết sự việc diễn ra và thể hiện rõ tâm lí của mình khi kể.

Câu 4:

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Chúc bạn học tốt!!!

Khách vãng lai đã xóa
tôi tên ANH
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 17:06

Em tham khảo nhé:

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy

- Câu đặc biêt: Ôi!

NẠNH NÙNG girl
Xem chi tiết
NẠNH NÙNG girl
5 tháng 3 2022 lúc 9:49

Giúp mình với các bạn ơi :<

thien pham
5 tháng 3 2022 lúc 9:50

tham khảo

(1) Trong câu chuyện Gió lạnh đầu mùa, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. (2) Là một thiếu gia trong gia đình khá giả, có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trọng sự đủ đầy và yêu thương của mọi người. (3) Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu. (4) Đặc biệt, trong Sơn có một tâm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương với mọi người. (5) Điều đó thể hiện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cái Hiên, và quyết định lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. (6) Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn trong thể xác nhỏ bé của Sơn. (7) Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc nhận được một bài học ý nghĩa về tình người.

 
Hồ Hoàng Khánh Linh
5 tháng 3 2022 lúc 9:51

Tham khảo:    

                                           Bài làm

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.

 

 

VuChiBachh
Xem chi tiết
VuChiBachh
16 tháng 10 2021 lúc 16:24

bài (tôi đi học)

mong mn giúp mik nhé

 

minh nguyet
16 tháng 10 2021 lúc 16:28

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song(Từ láy) cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.