các bước để kể chuyện tưởng tượng. gấp lắm gồi
cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời . Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy . Em dự định sẽ kể sự việc gì , diễn biến ra sao , nhân vật của em là ai ??
Mình cần gấp lắm !!! giúp mik với
Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau nhé!
Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?
- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?
- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...
Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.
Tham khảo bài này nhé!
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Học tốt :)
Giúp mình với !!!
Em hãy tưởng tượng em là bé Đản(con vủa Vũ Nương) để kể lại câu chuyện Người con gái Nam Xương !
Giúp mình với ,
Mơn nhiều lắm!!!
- Từ ngày tôi sinh ra thì tôi đã sống cùng mẹ. Bà nội đã qua đời và cha tôi đi lĩnh ở mãi ngoài chiến trường. Tôi căm ghét chiến tranh phi nghĩa bởi nó đã khiến nhiều gia đình li tán.
- Mẹ tôi trong những ngày xa cha, vì thương nhớ cha và cũng là muốn tôi được sống trong tình thương đủ đầy mà thường trỏ bóng trên tường, bảo đó là cha tôi. Tôi không hề hồ nghi, tin đó là thật.
- Mãn hạn lính, cha tôi - người đàn ông bằng xương bằng thịt trở về. Tôi buột miệng nói: "Thế ông cũng là cha tôi ư? ..." và tôi xa lạ kêu khóc để thoát khỏi người đàn ông đang bế mình. Mãi sau này tôi mới nhận ra chỉ vì lời nói ngây ngô của mình mà đã khiến mình ân hận cả đời.
- Cha tôi đùng đùng cơn ghen mà kiếm cớ mắng nhiếc, đánh đập khiến mẹ tôi chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch. Cha tôi cũng thương tiếc mẹ mà tìm xác về chôn cất nhưng chẳng thấy.
- Một ngày, tôi và cha được người cùng làng tên là Linh Phi đến báo: mẹ tôi sống dưới thủy cung. Mẹ tôi còn gửi chiếc trâm vàng làm tin....
- ôn tập văn tự sử: kể các câu truyện dân gian,kể chuyện đời thường,kể chuyện đời thường,kể chuyện tưởng tượng
Bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Hãy kể về một người bạn thân thiết của em.
Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lởi rằng: người bạn thân nhất của tôi là Diệu.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu gặp Diệu. Hôm ấy là buổi học đầu tiên của tôi ở trường mới. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh hối hả xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vì vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:
- Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?
Tôi quay lại. Một cô bé tóc màu nâu, người khẳng khiu, khuôn mặt thon nhỏ và cặp mắt sáng long lanh đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi tìm lớp 6A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:
- Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Diệu.
Nói rồi Diệu kéo tay tôi đi. Vào lớp, Diệu giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm. Trong khi đó, tôi lúng túng đỏ mặt lên vì xấu hổ.
Qua hai tháng học cùng nhau, tôi nhận ra Diệu học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Diệu làm cho cả lớp càng yêu mến Diệu. Với tôi, Diệu trở nên thân thiết tự khi nào không biết nữa.
Một hôm, trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi ở bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi bồn chồn, lòng dạ chẳng yên. Mẹ tôi an ủi:
- Nghỉ một buổi học chẳng sao đâu con ạ! Chỉ ngày mai là nước rút thôi.
- Nhưng hôm nay học toàn môn khó mẹ ạ !
Tôi băn khoăn trả lời mẹ nhưng nỗi băn khoăn ấy cũng chẳng giúp gì được cho tôi.
Khi sắp lên đèn ăn cơm tối thì Diệu xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượt, tay cầm một bọc ni lông. Mẹ tôi đưa cho Diệu cái khăn. Diệu vừa lau mặt vừa nói với tôi :
- Nước ngập cao ghê ! Biết bạn sốt ruột nên mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho !
Thì ra, thấy tôi nghỉ học, Diệu đã đến giúp. Tôi cảm động thực sự. Diệu đối với tôi chân thành và tận tâm quá !
Sau đó khoảng một tuần, hai hôm liền Diệu không đến lớp. Tôi lấy xe đạp chạy qua mấy con đường để tới nhà Diệu. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng. Mẹ Diệu ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Diệu đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết nhà Diệu chỉ có hai mẹ con. Bố Diệu mất đã lâu. Mẹ ốm, Diệu phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Diệu kể rằng ngoài việc đi học, chiều nào Diệu cũng đi làm phục mẹ. Vất vả thế mà Diệu vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.
Nhìn đồ đạc đơn sơ trong nhà, tôi biết là mẹ con Diệu chẳng sung túc gì. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, gặp chú bé bán báo chỉ khoảng độ 7, 8 tuổi, Diệu gọi em lại rồi lục cặp lấy ra hai nghìn đồng mua tờ báo. Diệu thì thầm vào tai tôi :
- Em bé này mồ côi cả cha lẫn mẹ, khổ lắm ! Mình mua giúp nó.
Diệu ơi ! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi dùng tiền bố mẹ cho để mua quà vặt thì Diệu lại dùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào những việc có ích như thế. Diệu đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Diệu, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.
Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Diệu, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Diệu lắm đấy. Lúc chia tay, Diệu đưa cho tôi một bọc ổi to tướng và dặn:
- Nga cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Chúng tôi cầm tay nhau mãi không muốn rời.
Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Diệu khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao. Tạm biệt cô bạn thân nhất của tôi! Hết hè, chúng mình lại gặp nhau, Diệu nhé!
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Minh Nguyệt.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
viết văn tưởng tượng bài văn mẫu để ôn thi bạn thường thức muộn hơn mọi ngày và vô tình bạn đã nghe được lời tâm sự của các đồ dùng học tập hãy tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện đó
HÃY TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ LẠI CÂU CHUYỆN MƯỜI NĂM SAU , EM TRỞ VỀ THĂM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA MÌNH .TRONG ĐÓ CÓ SỬ DỤNG SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ .GẠCH CHÂN SỐ TỪ LƯỢNG TỪ TRONG BÀI HOẶC GHI XUỐNG DƯỚI
GIÚP MK NA MK CẦN GẤP LẮM
LOVE YOU CÁC BẠN
Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi.
Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Cảnh vật 10 năm sau sẽ rất khác so với hiện tại
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm.
Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều.
Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này.
Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.
1. Tưởng tượng và kể lại kết thúc mới cho câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh .
p/s : Giúp mk vs mng ơi .... Mk đag cần gấp lắm... xíu mk đi học r 😭😭😭
Sơn Tinh đang dự cuộc họp báo nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngăn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thuỷ Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thuỷ Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...
Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thuỷ Tinh đang chỉ huy dâng nưosc lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào.
Sơn Tinh nói:
- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân ở những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?
Vị chỉ huy trưởng lúng túng:
- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.
Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thuỷ Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thuỷ Tinh tự đắc nói:
- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của ta, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong bể nước và ta sẽ có được Mị Nương.
Lời nói của Thuỷ Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ. Hàng nghìn bao tải cát được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thuỷ Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thuỷ Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thuỷ Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những thứ dụng cụ gia đình đang nỏi lềnh bềnh trên mặt nước. Máy xác gà, có trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như từng lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:
- Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.
Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.
Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để mỗi khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đáu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xúc hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thuỷ Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng quá sớm, tửơng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thuỷ Tinh thả sức ăn uống đến nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thuỷ Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thuỷ Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thuỷ Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc là lần thua đau đớn nhất của Thuỷ Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thuỷ Tinh.
Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kĩ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thuỷ Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.
Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời nay đã có một mối thù truyền kiếp. Sơn Tinh và Thủy Tinh hận nhau như vậy cũng là vì Thủy Tinh ấm ức khi vua Hùng thiên vị Sơn Tinh khiền thủy Tinh không lấy được Mi Nương. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mối thù giữa hai vị thần này vẫn chưa đi vào quên lãng. Bằng chứng chính là trận lụt khủng khiếp đã làm cho biết bao nhiêu đồng ruộng, nhà cửa bị của nhân dân ngập lụt tại miền Bắc nước ta năm 2008.
Đã nhiều phen thua trận, lần này Thủy Tinh quyết định chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho một cuộc tổng tấn công. Thủy tinh nghĩ ra một kế khiến cho Sơn Tinh rơi vào thế bị động. Thần nước nghĩ rằng trong trận chiến lần này chắc chắn phe Thần núi sẽ khó mà xoay sở với kế hoạch của hắn rồi hứng chí cười vang cả Thủy cung. Đêm dó, Sơn Tinh hô mưa gọi gió gây ngập lụt và mất điện trong toàn thành phố. Sáng sớm hôm sau, bầu trời u ám, những đám mây giăng ngày một nhiều và dày đặc, báo hiệu thời tiết sẽ rất xấu. Mây đan vào nhau tầng tầng, lớp lớp san sát. Bầu trời lúc này khoác lên mình một tấm áo mờ đục, xám xịt. Gió bắt đầu thổi ào ào như những cơn lốc dữ tợn muốn hất tung mọi vật trên đường đi.
Biết đây lại là Thủy Tinh tới khiêu chiến, Sơn Tinh bình tĩnh, cho chuẩn bị đội quân máy xúc, máy ủi, máy lội nước, xi măng cốt thép,... để đối phó với Thủy Tinh còn mình thì ngồi trên trực thăng chỉ huy toàn trận đánh. Sơn Tinh cho bật hết công xuất tất cả máy bơm tại các trạm bơm để xả nước.
Thấy kế này không hiệu quả, Thủy Tinh ra lệnh cho các tổ mối đi tìm và tấn công các đoạn đê trong thành phố, còn mình thì dâng nước, đánh ngay vào những đoạn đê xung yếu. Sơn Tinh ngồi trên trực thăng, cầm bộ đàm chỉ huy những chiếc máy xúc, máy ủi bổ sung xi măng cốt thép cho những đoạn đê non yếu. Sơn Tinh còn cho di tản phụ nữ, trẻ em và người già lên núi cao, còn thanh niên thì ở lại vác những bao cát ra đắp đê. Khi đê đã chắc chắn rồi, chàng hóa phép cho đê cao thêm, chặn đứng dòng lũ hung hãn của Thủy Tinh.
Đã dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức đành cùng đám thuộc hạ rút lui về Thủy phủ. Thủy Tinh bản chất hiếu thắng, lòng lại đày hận thù nên đánh trận nào cũng thua. Thủy Tinh quả là chẳng biết người biết ta!
Từ thời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp tuyệt trần, ít ai sánh kịp. Vua cha yêu nàng hết mực và muốn cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai tuấn tú đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh và người kia là Thủy Tinh. Hai người đều có tài phép hơn người. Nhà vua băn khoăn không biết phải chọn ai cho xứng đáng. Vua cha cùng các Lạc hầu bàn bạc. xong, vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đêm sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu cần sắm những sính lễ gì, vua bảo:
- một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, tức giận hô mưa, gọi gió đánh Sơn Tinh đòi cướp Mị Nương. Tất cả dường như bị nhấm chìm trong biển nước. đoàn quân của Thủy Tinh đồng loạt tấn công vào núi tảng viên.
Đứng từ trên cao nhìn xuống, Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng quả dồi tạm thời ngăn nước lũ. Sơn Tinh gọi đoàn quân gấu dùng máy xúc, máy ủi, xe cẩu đắp một con đê thật vững chắc để cứu nhân dân. Từ trên cao, những chiếc trực thăng của quân ó và đại bàng quan sát chiến sự và dùng bộ đàm để báo cáo chiến sự từ chiến trường tới vùng núi Tảng Viên. Sơn Tinh ra lệnh cho quân sư tử, báo, hổ đón đầu quân Thủy Tinh. Từ trên đỉnh núi, đội quân khỉ lăn những tảng đá lớn đè chết quân Thủy Tinh. Thủy Tinh bắt đầu lúng túng, nhất bộ đàm gọi quân chi viện. Từ biển cả, quân có đuối, cá mập, cá kiếm cùng nhận hiệu lệnh và tấn công. Nhưng đến hai bên sườn núi thì quân chi viện bị đánh tan tác bởi máy bắn đá do quân tinh tinh chỉ huy. Những thanh gỗ to, nặng từ trên cao rơi xuống đo quân voi chỉ huy. Quân chi viện đành rút lui. Chỉ còn một lượng quân ít ỏi. Thủy Tinh đành phải rút lui. Những mối thù của Thủy Tinh sẽ không bao giờ phải. Năm nào, Thủy Tinh cũng cho quân đến đánh núi Tảng Viên nhưng đề thất bại. Sau những cuộc chiến thắng. Sơn Tinh và đội quân thứ cùng với nhân dân ăn mừng.
Câu chuyện này thể hiện ước mơ nhân dân ta muốn khắc phục thiên tai và đồng thời ca ngợi các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
-ôn tập văn tự sự:kể các câu truyện dân gian,kể chuyện đời thường,kể chuyện tưởng tượng
Em và các bạn đã cùng nhau kể câu chuyện Búp bê của ai? Hãy tưởng tưởng tượng và viết 5 câu để tả bộ váy áo mà cô chủ mới cắt may cho búp bê
Em hãy tưởng tượng cô tấm bước ra từ quả thị theo một hướng khác và kể tiếp câu chuyện đó
Từ ngày về ở với bà cụ hàng nước, Tấm được sống trong khung cảnh ấm cúng của gia đinh. Bà cụ yêu quý Tấm vô cùng, coi cô như con đẻ. Còn Tấm cũng coi bà cụ như mạ. Cô quán xuyến lo toan hết mọi việc trong nhà. Bà cụ chỉ việc ngồi bán hàng. Sợ lộ tung tích, Tấm không dám ra ngoài. Nhưng cứ quanh quẩn trong nhà mãi, cũng có lúc cô cảm thấy trống trải, buồn bã. Những khi ấy, kỉ niệm lại xôn xao sống dậy...
Tấm nhớ lại ngày trước, khi còn ở nhà với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống thật vất vả, tủi cực. Tuy thế, Tấm vẫn tìm thấy niềm vui lúc chăn trâu ngoài đổng hay xúc tép dưới ruộng, khoan khoái giữa thiên nhiên tươi đẹp, gió thổi lổng lộng, nắng sớm long lanh. Dù đi đâu, ở đâu, Tấm vẫn luôn luôn mong ước được trở lại với đồng quê, dẫu chỉ trong giây lát.
Tấm bổi hổi nhớ lại khung cảnh đẹp đẽ trong cung cùng với những ngày hạnh phúc êm ấm bên nhà vua. Tất cả đều hiện lên rõ ràng trước mắt cô...
Ngày hội năm ấy, Tấm bước lên thử hài trước bao con mắt ngưỡng mộ và ghen tị. Khi bàn chân Tấm nằm gọn trong chiếc hài thêu xinh đẹp, mọi người đã ổ lẽn kinh ngạc. Buổi đầu gặp gỡ nhà vua trẻ cũng là kỉ niệm khó quên, là hạnh phúc bất ngờ lớn lao trong đời Tấm. Có lần, Tấm ngồi têm trầu trên chiếc tràng kỉ, nhà vua chợt dừng đọc sách, đến bên cạnh Tấm. cầm trên tay miếng trẩu Tấm vừa têm, nhà vua ngắm nghía rỗi chợt hỏi:
- Sao miếng trẩu nàng tèm lại có hình dạng kì lạ thế này?
- Tâu bệ hạ! Têm trầu có nhiều cách, thiếp têm theo kiểu cánh phượng, vì thế mà miếng trầu trông xinh xắn hơn.
Nhà vua khen:
- Nàng có đôi bàn tay thật khéo léo. Ta chưa từng thấy ai têm trầu đẹp như nàng!
Rồi những ngày yên vui ấy qua mau. Mẹ con Cám bày mưu tính kế, quyết giết chết Tấm cho bằng được. Tấm cũng đã quyết liệt chống trả đến cùng.
Trong những ngày hoạn nạn, Tấm hiểu thêm về sự chung tinh của nhà vua đối với nàng. Tấm không còn nữa, nhà vua buồn lắm. Tuy Cám thưởng xuyên chăm sóc nhưng nhà vua vẫn thương nhớ Tấm không nguôi. Nhà vua yêu quý con chim vàng anh, suốt ngày thủ thỉ trò chuyện với chim, chẳng đoái hoài gì đến Cám. Rồi chim vàng anh xinh đẹp bị mẹ con Cám độc ác ăn thịt, vứt lông ra ngoài vườn. Từ đống lồng chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt. Vua sai mắc võng giữa hai gốc xoan dào để nằm đọc sách và tưởng nhớ đến người vợ yêu quý của minh.
Chim vàng anh, hai gốc xoan đào, chiếc khung cửi, quả thị vàng đều là hoá thân của Tấm, cho nên Tấm đã chứng kiến tất cả. Vì thế mà nàng càng thương nhớ nhà vua. Ngồi têm trầu cho bà cụ hàng nước, Tấm rưng rưng nhớ về kỉ niệm xưa, nước mắt rơi trên miếng trầu cánh phượng. Tấm têm những miếng trầu thật đẹp và gửi vào đó bao niềm thương nhớ.
Ngày ngày, người qua kẻ lại nghỉ chân bôn hàng nước, uống bát nước chè anh, cầm miếng trầu, ai cũng tấm tắc khen sao mà khéo thế! Biết đâu, cũng có ngày, nhà vua đi qua đây... Tấm vừa làm vừa suy nghĩ miên man và hi vọng.
Rồi một hôm, có chàng thư sinh qua đường ghé vào quán nghỉ chân. Bà áo rót nước, đem trầu mời khách. Vừa nhìn tháy miếng trầu, người ấy đã nắm ấy tay bà lão hỏi dồn:
- Bà ơi bà, miếng trầu này ai têm mà khéo vậy?
- À, của con gái tôi têm đấy!
Nghe tiếng lao xao ngoài quán, Tấm đứng nép trong buồng, hồi hộp lắng nghe.
- Bà ơi, bà làm ơn cho tôi gặp người têm trẩu! Đúng là vợ tôi rồi! Tôi đã tìm nàng khắp nơi mà không thấy. Chi có nàng mới têm được những miếng trầu cánh phượng đẹp như thế này! Bà ơi, con gái bà đâu? Hãy cho tôi được gặp nàng!
Nghe lời cầu khẩn tha thiết, bà lão xiêu lòng định lên tiếng gọi. Vừa lúc đó, Tấm vén mảnh bước ra. Chủ, khách nhìn nhau ngỡ ngàng trong giây phút rồi nắm tay nhau sung sướng, nghẹn ngào.
Thì ra thương nhớ Tấm khôn nguôi, nhà vua đã cải trang thành một thư sinh, đi tìm Tắm khắp nơi. Miếng trầu cánh phượng đã thành chiếc cầu nối cho hai người sum họp:
Còn bà lão hàng nước vẫn chưa hết ngạc nhiên vì không thể ngờ cô gái ẩn náu trong quả thị hôm nào lại chính là hoàng hậu. Bà chân thành chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho hai người mãi mãi hạnh phúc bên nhau.