Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2017 lúc 14:35

Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng

NGUYỄN ĐẶNG QUỲNH ANH
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Báo
20 tháng 12 2020 lúc 18:29

Xem trên Văn Mẫu lớp 4 là có

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2018 lúc 10:26

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
đinh ngọc vy
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
7 tháng 12 2021 lúc 19:14

Tham khảo

Soạn bài: Kéo co trang 155 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 7 2018 lúc 6:21

- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, luyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lời giới thiệu trò chơi "Kéo co" là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

- Cách chơi : Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
24 tháng 12 2023 lúc 10:19

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

Quoc Tran Anh Le
24 tháng 12 2023 lúc 10:19

2. Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.

3. Chỉnh sửa

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ. 

Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Quoc Tran Anh Le
24 tháng 12 2023 lúc 10:20

Bài viết tham khảo:

 

Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.

Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 16:23

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 6 2017 lúc 8:58

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.

- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

   + Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

   + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.