Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. phong tục
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. phong tục
Trong truyện bánh chưng bánh giày
+ Đối với nghề nông, dân lao động :
+ đối với trời đất tổ tiên :
+ Đối với truyền thống văn hoá dân tộc
( Mik đang cần cực kì gấp, ai nhanh mình sẽ thưởng thật có hậu cho các bạn! )
Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền
A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình
B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình
C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình
D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình
một số bạn đang đua đòi theo những đối ăn mặc không lành mạnh , k phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình .em hãy viết một bài nghị luận để thuyến phục các bạn đó hãy thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn
tk nhé
Ngày nay, ta hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những bạn học sinh có cách ăn mặc chưa được phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện kinh tế gia đình. Các bạn dễ chạy theo những xu hướng ăn mặc thịnh hành mà không cần để ý đến hoàn cảnh, tình huống của mình cũng như khả năng tài chính của gia đình. Hơn nữa, việc ăn mặc không phù hợp cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Việc tiếp xúc với các văn hóa phẩm và phong tục tập quán của nước ngoài dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người đến cách ăn mặc và trang phục của mình. Tuy nhiên, những thay đổi tiêu cực vẫn là những ảnh hưởng phần lớn mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Đầu tiên, đó là việc ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh. Con người khi tham gia vào một loại hoạt động nào trong ngày thì đều cần có loại trang phục sao cho phù hợp và tiện lợi nhất. Ví dụ, đi tập thể thao thì không nên mặc quần áo lòa xòa, rực rỡ,... Hoặc như đi đám tang thì không nên mặc quần áo rực rỡ, lấp lánh, luộm thuộm,.... Sự tinh tế, thanh lịch của một người thể hiện ở việc họ chọn bộ trang phục sao cho vừa đủ, vừa đẹp và không có gì thừa thãi. Thứ hai, biểu hiện của ăn mặc không lành mạnh là ăn mặc theo kiểu đua đòi, tạo nên những tình huống hớ hênh, kệch cỡm và lố lăng. Các bạn học sinh có đầu óc dễ bị ảnh hưởng nhất bởi phong cách ăn mặc thịnh hành trên thế giới. Tuy nhiên, xét về điều kiện của bản thân, việc ăn mặc lố lăng sẽ dẫn đến sự phản cảm trong mắt người khác và phá hoại đi hình ảnh của những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Việc ăn mặc lố lăng, không phù hợp với hoàn cảnh không những tạo nên một hình ảnh xấu cho chính bản thân mình mà nó còn thể hiện một cái nhìn nông cạn, thiển cận về việc ăn mặc trong cuộc sống. Trang phục là quyền tự do lựa chọn của mỗi người nhưng việc mỗi người chúng ta ăn vận đúng và đủ dùng cho hoàn cảnh của bản thân thì sẽ tạo được ngoại hình ưa nhìn và chiếm được nhiều thiện cảm. Hơn nữa, ăn mặc gọn gàng và ăn mặc đẹp, đúng với hoàn cảnh sẽ còn giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt đối với người khác. Đối với học sinh, các em nên tuân thủ quy định mặc đồng phục ở trường và biết cách ăn mặc khi ra đường sao cho luôn thơm tho, sạch sẽ, gọn gàng.
Tóm lại, việc ăn mặc không lành mạnh là một tình trạng khá phổ biến ở học sinh hiện nay. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng sự khuyên bảo, giáo dục thêm từ phía gia đình và nhà trường để các em học sinh luôn có nhận thức đúng đắn về phong cách ăn mặc và phong cách sống của mình.
Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa
D. giáo dục
C6 : Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế , xã hội và những thành tựu văn hoá – giáo dục tiêu biểu thời Lê Sơ ?
C7 : Kể tên một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê Sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc ?
C6: Trong thời kỳ Lê Sơ (980-1009), tình hình kinh tế, xã hội và văn hoá - giáo dục đã có những phát triển đáng kể. Dưới đây là những nét chính về các lĩnh vực này:
Kinh tế: Kinh tế trong thời Lê Sơ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng để cải thiện phương thức canh tác và gia tăng sản lượng. Sản xuất nông nghiệp gặp sự phát triển, đặc biệt là trong việc trồng lúa và nuôi trồng gia súc.
Xã hội: Xã hội trong thời Lê Sơ phân chia thành các tầng lớp, trong đó tầng lớp quý tộc chiếm vị trí cao nhất. Xã hội cũng có sự phân chia rõ rệt về tài sản và quyền lực. Tuy nhiên, sự phân chia không chỉ dựa trên nguồn gốc gia tộc mà còn phụ thuộc vào vị trí xã hội và thành tựu cá nhân.
Văn hoá - giáo dục: Văn hoá và giáo dục được coi trọng trong thời kỳ Lê Sơ. Văn học và ngôn ngữ phát triển, với sự ra đời của nhiều tác giả và các tác phẩm văn học tiêu biểu. Giáo dục cũng được khuyến khích và trở thành một phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho nhà nước.
C7: Dưới thời Lê Sơ, có nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng đã góp phần lớn vào sự phát triển của văn hoá dân tộc. Dưới đây là một số cái tên tiêu biểu:
1 Ngô Thì Nhậm: Ông là nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ Lê Sơ, tác giả của "Đại Việt sử ký toàn thư" - một tác phẩm lịch sử đáng quý với nhiều thông tin quan trọng về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
2 Đỗ Phủ: Ông là một nhà văn và triết gia xuất sắc, đã viết nhiều tác phẩm văn học như "Tản Đà", "Tuần dương thi" và "Nam Quốc sơn hà".
3 Trần Thánh Tông: Nhà văn hóa và nhà văn của triều đại Trần, ông là tác giả của "Quốc âm thi tập" và "Việt Điện U Linh Tập".
4 Nguyễn Trãi: Một trong những nhân vật lớn nhất trong văn học Việt Nam, ông đã viết nhiều tác phẩm văn học quan trọng như "Bình Ngô đại cáo", "Việt Nam thiên lý chiếu".
Quan điểm nào sau đây không đúng về thái độ đối với phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc?
A. Không được sử dụng
B. Luôn được phát huy
C. Khuyến khích phát triển
D. Nhà nước tạo điều kiện phát triển
Tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng và nên văn hoá dân tộc khác là thể hiện sự:
Tôn trọng lẫn nhau
Học hỏi lẫn nhau
Tôn trọng các dân tộc khác
Tôn trọng dân tộc mình
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ.
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...
- Ví dụ: người Gia – rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con cái lấy họ mẹ; y phục người Ê – đê thường có màu chàm, hoa văn sặc sỡ,...
Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tôi đã nghe qua những thông tin sách báo , trương trình ti vi nói đến những cô ,cậu học sinh ăn mặc một cách hở hang . Những bộ váy kì dị , quần thì rách tả tơi , nghe nói đó là mốt . Nhưng theo tôi đó là một thứ mà làm cho con người ta hư hỏng . Vậy theo các bạn điều đó là đúng hay sai ?
Những bạn học sinh ăn mặc theo mốt thường không tuân theo quy định cùa nhà trường : họ không mặc đúng đồng phục nhà trường đã quy định , trong giờ học họ chỉ chú trọng đến những bộ trang phục không chú ý đến bài học . Không biêt nay mai tương lai của họ sẽ thế nào nhỉ ? Ăn chơi , đưa đòi ...
Khi đi ra đường họ thường có tính khoe khoang, kể cả trời nắng , con người ta thì mắc áo trống nắng kín mít còn mình thì mặc áo hở, váy ngắn . Còn có những cô gái chạy theo mốt đến khi không còn biết đúng , sai . Họ săm trổ , nhuộm tóc , ... Họ tiêu tiền như nước .
Đặc biệt là họ rất khinh người . Họ chụp những người ăn xin bên lề đường rồi đăng lên facebook . Chê bai rồi chửi bới người ta . Chê là nghào , là hèn . Và họ không hề biết mình là một trong số những người hèn và nhát như vậy . Tiền là do bố mẹ làm ra chứ không phải mình thế mà họ tiêu thiền rất phung phí
Những lí do đó đã làm cho đất nước Việt Nam ta không còn sự thanh lịch như ngày trước . một số người còn rất ghét những con người như vây và mình cũng rất ghét họ . Mình có mooth lời khuyên cho các bạn là : các bạn đừng lên cạy theo mốt một cách điên cuồng như vây , nó sẽ không tốt đâu .
hi hi sorry bạn bài văn của mình viết hơi sơ sài và có vài từ bị lỗi mong các bạn thông cảm