Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tường Vy
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 12 2016 lúc 13:49

khó nhỉ

Bình luận (0)
Tran Huynh Thuy Vy
9 tháng 12 2017 lúc 21:03

Từng bước từng bước, em đến trường

Lòng rộn ràng niềm vui khó tả

Mái trường mới bao điều mới lạ,

Bước đến trường, bước đến tương lai.

LƯU Ý: Mình chỉ viết cho vui. Hay hay không thì tùy, nếu bạn thích có thể lấy. Câu 2 vần với câu 4.

Bình luận (0)
Taehyung Kim
3 tháng 1 2018 lúc 20:25

Quê Lưu Kiếm đồng xanh biêng biếc

Cò cánh trắng ngả nghiêng dập dàng.

Vai áo nâu nhấp nhô dưới lúa

Cánh đồng quê dài rộng mênh mang.

Bình luận (0)
Sushi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2018 lúc 5:54

Đáp án: D

Bình luận (0)
Dương Duy Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Linh
27 tháng 2 2022 lúc 7:36

Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.

Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.

 

Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng.

Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.

Bình luận (0)
Siêu Xe
27 tháng 2 2022 lúc 8:35

Tham khảo

“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rochefoucauld có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nói trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ phải… Như vậy một quyển sách tốt và người bạn hiền có vai trò tương tự nhau, như nhà tư tưởng phương Tây đã ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thành một Nhuận Thổ nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khi luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mỹ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Phillip, sự hi sinh của bác Bơ Men luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.

Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-xơn Cru-xô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.

Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông Bụt, cô Tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa có giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng co không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy, ta phải biết chọn sách tốt mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một bạn hiền.

Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucauld là một nhận định có giá trị muôn đời.

Bình luận (0)
Khánh Xuân
Xem chi tiết

Bài làm

Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

Tiêu đề: Tình bạn.

Xa xa nhìn thấy người bạn cũ
Dẫu biết tình bạn đã cách xa
Bạn ấy giờ đây không còn nữa
Còn tôi đơn lẻ cõi hư không.

# Học tốt #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Không biết
Xem chi tiết
Hải Anh Lương
10 tháng 1 2023 lúc 21:41

Quê hương tôi non xanh nước biếc 

Dòng suối chảy rì rào trong sương 

Đàn cá bơi trên những dòng sông 

Đàn chim én bay vờn trên cao.. 

*có sai thì cho mình sorry, tích điểm cho mình với ạ *

Bình luận (0)
B.Trâm
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
5 tháng 12 2016 lúc 20:07

Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.

Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.

Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!

Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.

Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.

Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.

Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.

 

Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.

Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.

Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.

Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.


 

Bình luận (0)
Magic Kid
2 tháng 1 2017 lúc 11:59

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian. Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ. Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể sau này chúng ta sẽ phát hiện được nhiều dị bản khác nữa, nhưng trước mắt các nhà khảo cứu đã phát hiện được hai bài:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Giá trị bài thơ được tạo ra gắn với thiên thời (thời điểm xuất hiện bài thơ), địa lợi (đọc thơ ở đền Trương Hống, Trương Hát), nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu phải là “nhân hòa”, không có “nhân hòa” phù hợp với chính yêu cầu của xã hội con người đặt ra, thì không thể tạo nên những giá trị văn hóa lớn lao. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam và mọi chiến công hiển hách của cha ông ta từ trước đến nay không thể chỉ có đi tìm địa linh, thiên thời; mà không có yếu tố nhân hòa, một nhân tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội.

Có lẽ khi tác giả viết bài thơ này chỉ nghĩ tới việc động viên, khích lệ tướng sĩ xung trận, đánh giặc giữ nước, chứ chưa biết bài thơ sau này có giá trị là bài Tuyên ngôn độc lập. Cho nên, người xưa mượn uy linh của thần ở đền Trương Hống, Trương Hát để ngâm đọc thơ. Một hành động của người xưa đã đi vào thế giới tâm linh của con người để thôi thúc các tướng sĩ tăng thêm niềm tin đánh thắng giặc Tống. Cái thế giới tâm linh rất trừu tượng, rất mung lung, nhưng không thể thiếu được ở con người. Nghĩa là con người thời cổ đại tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của họ. Tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp sức mạnh ghê gớm. Con người hơn các sinh vật khác là có khối óc biết suy nghĩ, có ư thức, và còn có một trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Đó là sức mạnh của niềm tin tâm thức. “Niềm tin có được là do sự nhận thức của ư thức, niềm tin đó được nhân lên bởi sự rung động và thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim. Ta cũng có thể nói đó là niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng nuôi sống tâm linh”. (1, tr.18).

Cũng vì sự thiêng liêng ấy, dân chúng quí trọng, lưu truyền Bài 2. Bài 2 xuất hiện có thể với hai khả năng:

Một là, mãi đến trước khi Lý Thường Kiệt xung trận, bài thơ mới được bổ sung, chỉnh sửa và ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát để lấy khí thế thần linh, tạo cho tướng sĩ niềm tin có thần phù trợ đánh thắng giặc Tống xâm lược.

Hai là, sau khi Lê Hoàn dùng bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát tạo niềm tin có thần phù trợ, thôi thúc, khích lệ tướng sĩ đánh thắng giặc Tống. Khí thế linh thiêng của bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát cùng với chiến thắng đánh tan giặc Tống của tướng sĩ ta đã khiến cho dân chúng càng tự hào, tin tưởng. Họ hào hứng ngâm đọc bài thơ. Bài thơ mỗi ngày một lắng đọng trong tâm hồn dân chúng. Họ nhẩm đọc, bổ sung, và chỉnh sửa bài thơ, đến khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lại dùng hình thức đọc bài thơ này ở đền Trương Hống, Trương Hát để cầu thần linh phù trợ, tạo niềm tin, thôi thúc tướng sĩ đánh thắng giặc Tống lần thứ hai.

Như vậy, theo ý chúng tôi, Bài 2 có khả năng xuất hiện sau. Vì một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt không thể dễ dàng một lúc có thể chỉnh sửa ngay được, mà cần phải có thời gian nhất định. Nhưng thời gian chỉnh sửa bài thơ không lâu, chắc chắn không phải là một quá trình lâu dài. Thời điểm xuất hiện của hai bài thơ sẽ không cách xa nhau lắm. Nhất là hai bài thơ đều là vô danh, không có tên tác giả, lại cùng ra đời trong khoảng thời gian ấy, do đó, việc xác định thời điểm trước sau của hai bài thơ cũng chỉ là phỏng đoán, không đáng kể.

Vấn đề cần bàn là, giá trị của bài thơ, cái giá trị được dân chúng sử dụng và truyền tụng, chẳng phải là điều "nhân hòa" mà chúng tôi đã nêu lên ở trên đó ư !

Như chúng ta đã biết, bài thơ được truyền tụng lâu nay, và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi vào sử sách, đó làBài 2. Việc làm của Ngô Sĩ Liên, nếu phải là “theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của Lê Hoàn, ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem bài thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý” thì chỉ là yếu tố phụ, mà có khi một vài nhà sử học của ta ngày nay suy diễn phiến diện, chắc đâu Ngô Sĩ Liên lại có cách nhìn lệch lạc đó! Ngô Sĩ Liên là nhà nho, nhà sử học uyên bác, nhưng điều ông khen hay chê vua đều là sự thực lịch sử, là chính kiến của nhà sử học chân chính. Ngô Sĩ Liên học rộng, biết nhiều, ông thừa hiểu cái đạo của thánh hiền là “lấy dân làm gốc” (dĩ dân vi bản 以 民 為 本). Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng đều truyền tụng ngâm đọc Bài 2, tức là dân chúng vô cùng sáng suốt, dân chúng đã biết được thẩm mỹ, biết đến giá trị của bài thơ. Bài thơ được dân chúng “mệnh danh” là bài thơ thần, chứ không phải là “thơ thần”, và bình giá bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Đó là yếu tố chính đã khiến nhà sử học chân chính Ngô Sĩ Liên ghi bài thơ vào sử sách. Việc làm của ông là theo đúng yêu cầu, ý nguyện của dân chúng, cho nên người đời sau mãi mãi suy tôn ông là nhà sử học kiệt xuất - tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.

Đã là bài Tuyên ngôn độc lập, thì chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng với ư nghĩa của nó. Vì bài Tuyên ngôn độc lập của một đất nước không phải chỉ bó hẹp lưu truyền trong dân chúng nước ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà nó còn vang vọng ra khắp thế giới năm châu, qua đó người ta hiểu được cái nền văn hiến xa xưa của dân tộc ta, của đất nước Việt Nam ta. Một bài thơ chữ Hán, viết theo thể thơ Đường luật - thất ngôn tứ tuyệt mang ư nghĩa sâu xa của cả dân tộc - Tuyên ngôn độc lập. Thế mà, Ngô Linh Ngọc dịch nghĩa câu thơ đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là “Núi sông nước Nam, vua nước Nam ngự trị” (2, tr.8). Và có người dựa theo, tâm đắc với câu dịch nghĩa này, mà nhiều lần dẫn lại trong các bài viết của mình.

Bây giờ nói về ý nghĩa của chữ “cư” 居. Căn cứ vào từ điển Từ hải, trang 1209 giải thích: “Cư” 居 có nghĩa là ở, nơi ở, “cư” 居 còn có nghĩa là trị lư 治 理 (= quản lư, cai trị)(3). Nhưng ở trong câu thơ này, chữ “cư” 居 không thể dịch nghĩa là “ngự trị, cai trị”.

Người dịch chữ “cư” 居 trongcâu này với ý nghĩa là “ngự trị” có thể là để biểu thị thanh thế của vua nước Nam đối với phương Bắc, hoặc cũng có thể là biểu thị uy quyền của nhà vua đối với dân chúng nước ta. Nếu chúng ta dịch chữ “cư” 居 với ý nghĩa như thế, thực ra không có sức lôi cuốn người đọc. Vì thơ là “ý tại ngôn ngoại”, nói về thanh thế, thì tác giả bài thơ đã dùng từ “Nam đế” đối với “Bắc đế”. Vua nhà Tống và vua nước Nam mỗi đằng làm đế một phương, chẳng ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai, việc gì phải lập lại ư ngự trị nữa. Nếu chữ “cư” 居mang ý nghĩa “ngự trị” thì còn gì là tình bang giao thanh cao của nước Việt đối với các nước láng giềng nữa. Dân tộc Việt Nam xưa nay có truyền thống hòa hiếu, chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã phản ánh nguyện vọng, tâm thế của người dân làng xã thích sống chan hòa với thiên, địa, nhân. Ở một đất nước có truyền thống chống ngoại xâm, thế nhưng tên làng, tên đất có chữ Vơ (Vũ) không được dùng nhiều lắm. Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh đã tổng kết, trong số các làng xã từ Hà Tĩnh trở ra có đến 768 xã thôn có tên gọi là từ An hay Yên. Những tên làng xã có từ An, Yên chiếm tỷ lệ vị trí hàng đầu trong số tên làng xã. (4. tr.26-27). Chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam thích hòa thuận, yên vui.

Còn đối với dân chúng, nếu dịch nghĩa chữ “cư” 居 trong câu thơ này là “ngự trị” thì lại càng không đúng. Từ lâu bài thơ đã được dân chúng công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập, mà tác giả nói đến “ngự trị”, thì còn đâu là bài Tuyên ngôn độc lập về quyền bình đẳng, quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Hơn nữa, câu mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập của một nước mà tác giả nói ngay đến quyền ngự trị của vua thì còn ai muốn theo vua, bảo vệ đất nước. Tác giả làm bài thơ này là để động viên tướng sĩ quyết tâm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền độc lập dân tộc. Chủ quyền ở đây không chỉ có "quyền ngự trị sông núi nước Nam của vua Nam". Chỉ có ông vua hôn mê, tối tăm thì mới nghĩ về mình như thế, làm vua một nước mất chủ quyền, ngự trị một nước nô lệ thì có hay ho gì ? Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, mất nước, mất chủ quyền độc lập, vua quan triều Nguyễn vẫn trị vì, cai trị, ngự trị đất nước đấy thôi. Huống hồ, đây là bài Tuyên ngôn độc lập, ngay ở câu mở đầu bài thơ đã dịch chữ “cư” 居 là “ngự trị” thì rơ ràng người dịch chưa thấy được tính thiêng liêng cao cả của bản Tuyên ngôn độc lập. Nhất là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hình thành bố cục: đề, thực, luận, kết càng cho ta thấy rõ chữ “cư” 居 ở đây không có nghĩa là “ngự trị”. Xét về mặt kết cấu thứ tự từ trên xuống dưới của 4 câu (đề, thực, luận, kết), yêu cầu phát triển như sau:

Đề: là câu mở đầu, biểu thị ý tổng quát của đầu đề bài thơ.

Thực: là đi sâu phát triển ý nghĩa của nội dung được nêu ra ở đầu đề.

Luận: có chức năng bình luận, thường triển khai từ những ý ở câu thực.

Kết: câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về ý chính của đề, khắc họa sâu lắng hơn.

Liên hệ bài thơ Nam quốc sơn hà theo bố cục của bốn câu thơ: đề, thực, luận, kết, chúng ta sẽ thấy rõ ràng chữ “cư” 居 có nghĩa là “ở”.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Núi sông nước Nam vua Nam ở)

Ở đây, chữ “cư” 居 (= ở) bao hàm ư nghĩa lãnh thổ, đất đai, địa giới, chứ không phải là “ngự trị”. Câu thực (câu 2) phát triển ý nghĩa của câu đề (câu 1) sẽ giúp chúng ta khẳng định điều đó:

"Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư"

(Trời xanh đã định ở sách trời)

Trời định cái gì ở sách trời - Định cái quyền “ngự trị” của vua ở sách trời ư? Quyền “ngự trị” của vua thay đổi theo lẽ thịnh suy của từng triều đại, sách trời làm sao ghi hết được. Đất đai, lãnh thổ, địa giới của một nước là một hiện thực khách quan, vĩnh hằng, phổ biến, tính hợp lư đã sản sinh ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa qui định việc phân chia bờ cơi đất đai theo các ngôi sao ở trên trời ứng với các châu vực ở dưới đất. Sách Sử kư, thiên Quan thư chép: "Thiên tắc hữu liệt tú, địa tắc hữu châu vực (天 則 有 列 宿, 地 則 有 州 域)" (Trời thì có các ngôi sao, đất thì có các châu vực) (5, tr.790).

Như vậy, chúng ta có thể thấy người xưa coi các ngôi sao ở trên trời liên hệ với các châu vực ở dưới đất. Ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, người ta căn cứ các ngôi sao ở trên trời phối với các châu, quốc ở dưới đất để phân chia lãnh thổ, địa giới, mỗi ngôi sao là thuộc địa phận bờ cơi của mỗi nước, nghĩa là phân chia lãnh thổ, bờ cơi của từng nước theo đúng như các vì sao ở trên trời.

Đọc tiếp câu luận (câu 3) chúng ta lại càng thấy lời bình luận, chất vấn triển khai ư của câu thực:

“Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm”

(Cớ sao giặc Bắc đến xâm phạm)

Giặc Bắc đến xâm phạm cái gì ở nước Nam? - Xâm phạm quyền ngự trị của vua ư ? - Nếu đất nước, lãnh thổ, cương giới bị giặc Bắc xâm chiếm thì quyền ngự trị của vua có còn không ? - Cần gì giặc Bắc phải xâm phạm quyền ngự trị của vua.

Đến câu kết, câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về với ý chính của bài, bừng lên cả một khí thế hào hùng, vững mạnh của dân tộc, của đất nước ta, cảnh cáo bọn giặc phương Bắc, nếu xâm phạm bờ cơi, lãnh thổ đất nước ta thì:

“Bạch nhận phiên thành phá trúc dư”

(Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)

Ý nghĩa của bốn câu thơ đề, thực, luận, kết liên kết với nhau rất biện chứng, rất lôgích làm nổi lên chủ đề của một bài Tuyên ngôn độc lập: quyền bình đẳng (Nam đế đối với Bắc đế), quyền lãnh thổ thiêng liêng (trời xanh đã định địa phận, địa giới), quyền độc lập tự chủ (Cớ sao giặc Bắc dám xâm phạm đất đai, quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta)…

Qua đó, ta thấy nhân dân ta suy tôn bài thơ là bài Tuyên ngôn độc lập là có đầy đủ cơ sở khoa học, xác thực, chứ không phải là dựa vào thơ thần. Nếu là thơ thần thì làm sao được gọi là bài Tuyên ngôn độc lập !

Bây giờ đối chiếu những chỗ khác nhau giữa Bài 1Bài 2, như "Hoàng thiên dĩ định - (Trời xanh đã định)", chúng ta sẽ thấy tác giả làm bài thơ này theo quan niệm của Hán Nho. Đổng Trọng Thư: Trời như một thượng đế có quyền uy tối cao, loài người đều do Thượng đế sáng tạo ra. Trời sinh ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để “thay trời hành đạo”. Nhưng nhân dân Việt Nam sáng suốt khẳng định không phải do trời và chỉnh sửa ngay phân câu thơ ấy là: “Tiệt nhiên định phận”. Tiệt nhiên 截 然 (= rơ ràng, rành rành, rạch ròi) cả phân câu ấy có nghĩa là: rành rành định địa phận. Như thế, ư nghĩa của câu thơ này càng dứt khoát, rơ ràng là định địa phận, lãnh thổ (Rành rành định địa phận ở sách trời) gắn kết với chữ “cư” 居 (= ở) của câu đề (câu 1).

Ở câu luận (câu 3), “Bắc lỗ” (giặc Bắc) được thay bằng “nghịch lỗ” (lũ giặc). Từ “Bắc lỗ” chỉ đích danh giặc phương Bắc, còn từ “nghịch lỗ” tuy là từ chỉ chung bọn giặc, nhưng bài thơ đã được Lư Thường Kiệt sử dụng ngâm đọc lúc xung trận đánh quân Tống. Lúc này từ “nghịch lỗ” vừa chỉ giặc Tống vừa ám chỉ bọn giặc nước ngoài nói chung lại càng sáng rơ tính chất của bài Tuyên ngôn độc lập. Vì Tuyên ngôn độc lập của một nước không chỉ thu hẹp trong một trận đánh nào, hay của một địa phương nào, mà là của cả dân tộc, của cả đất nước. Vai trò của bài thơ là như thế đấy. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên Bài 1 CÓ THỂ xuất hiện trước, nhưng lâu nay ít được dân chúng và sử sách nhắc đến.

Câu kết (câu 4): "Bạch nhận phiên thành phá trúc dư” (Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)" được thay bằng câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay chờ xem, sẽ chuốc lấy thất bại). Tuy hai câu thơ ngôn từ khác nhau, nhưng đều là câu kết, cùng một ư khép bài, nói lên chủ đề của bài thơ: kẻ nào xâm phạm nước ĐẠI VIỆT sẽ bị đánh tả tơi. Nghĩa là giặc đến nhà là phải đánh, đánh cho chúng biết tinh thần của dântộc Việt Nam là: bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, quyền độc lập tự chủ, quyền bình đẳng và quyền sống của con người. Rơ ràng, đó là chủ đề Tuyên ngôn độc lập của một nước. Đã là Tuyên ngôn độc lập, dân chúng đọc lên đều cảm thấy thiêng liêng, tự hào về đất nước mình. Đó chẳng phải là vô hình, trừu tượng mà là những hình ảnh thiêng liêng về non sông đất nước, về những mảnh đất thiêng Như Nguyệt, Bạch Đằng… oai hùng lại hiện lên trong tâm trí họ. Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi. Vì thế, dân chúng và các nhà nghiên cứu xưa nay cũng đã chọn Bài 2: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở) vào sách giáo khoa, sách sử. Gần đây Thơ văn Lư - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.321-322 cũng đã chọn bài 2, làm bài đọc chính, bài 1 chỉ là bài khảo đính. Chẳng phải đợi chờ lâu xa, Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã làm đúng với ư nguyện của dân chúng, không làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong tâm thức con người hôm nay và các thế hệ mai sau.

Bình luận (0)
ASrCvn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Tâm Anh
6 tháng 3 2022 lúc 17:31

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong Lộc (nay thuộc xã Phong Thủy) huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở tại Việt Nam.

TK cho mik với ah

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa