Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2019 lúc 9:26

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu thể thơ lục bát: là sản phẩm riêng, sáng tạo của dân tộc ta.

b. Thân bài (9đ)

   - Nguồn gốc hình thành thể thơ lục bát: Chưa xác định được chính xác thời gian xuất hiện, ra đời của thể thơ này. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Ðức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hãn, 1951). Hoàng Xuân Hãn viết: “Bài thơ này Lê Ðức Mao làm khi còn ở Ðông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504”

(Dẫn theo tiểu luận về Thể thơ lục bát của Viên Linh). (2đ)

   - Bố cục thể thơ lục bát:

      + Bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

      + Thường bắt đầu bằng một câu 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ. (3đ)

   - Đặc điểm của thể thơ lục bát (4đ):

      + Thường gieo nhịp điệu chẵn.

      + Gieo vần: Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.

      + Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ.

      + Ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường.

      + Ngoài thể lục bát truyền thống như trên, còn có lục bát biến thể (nới lỏng niêm luật, số chữ).

   - Các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát (0.5đ)

   - Giá trị của thể thơ: là sản phẩm riêng sáng tạo độc đáo, thuần túy của dân tộc, làm phong phú kho tàng thơ ca nước nhà. (0.5đ)

(Với các thể thơ khác, HS làm theo gợi ý về dàn ý tương tự)

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại giá trị của thể thơ với nền thơ ca dân tộc nói chung.

Quỳnh Chi
Xem chi tiết
ngoc minh
Xem chi tiết
Nguyễn
Xem chi tiết
Amelinda
14 tháng 11 2021 lúc 13:23

Tham khảo:

Không biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".

Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên.

Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...

Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai.

Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.

Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ.

Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.

Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn.

Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.

•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
14 tháng 11 2021 lúc 13:26

THAM KHẢO

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Cây tre với làng quê Việt Nam từ lâu đã gắn bó sâu đậm. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Khi yên bình, tre dịu dàng tỏa bóng mát, khi có chiến tranh, tre vùng lên chống lại. Người đi xa quê, nhớ về làng xóm cũ, hình ảnh đầu tiên hiện lên ắt hẳn là lũy tre xanh cong cong dưới ánh trăng làng

Bà tôi là thầy thuốc Đông y, bà bảo Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Cũng như bao loài cây, tre cũng có hoa, nhưng hoa tre hiếm hoi chỉ nở vào những năm cuối đời tre, chỉ đến lúc tre sắp từ giã cõi đời mới để lại những kết tinh đẹp nhất. Tôi rất thích những mùa tre nở hoa khoảng 5 - 60 năm một lần, bởi cái mùi hương rất lạ của nó, nồng nồng và cái màu vàng đất làm tôi không ngừng liên tưởng tới mảnh đất quê hương. Cây tre rất cao, lớn dần theo thời gian, khi nhỏ cao tầm 3, 4 m, càng lớn càng cao, có thể cao tới 5,6m. Tre cũng có rất nhiều loại, tre Đồng Nai, tre Điện Biên, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,… đều là họ hàng nhà tre

Ban đầu, tre chỉ là những măng non nhỏ, hình nón trụ nhọn dần về phía ngọn. Bao quanh thân hình nõn nà mới lớn của măng là những lớp áo cộc mà mẹ tre đã dành cho nó. Kế thừa đức tính mẹ cha, măng non khi mới mọc đã thẳng đứng, không nghiêng ngả, không xiêu vẹo, hiên ngang như dáng đứng Việt Nam. Ngày qua ngày, măng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất đai và sương nắng quê hương mà lớn dần thành những cây tre xanh. Tre sinh sôi nảy nở rất tốt, đất đai sỏi đá mấy tre cũng lớn. Khi đủ lớn và trưởng thành, thân tre gầy guộc hình ống, nhưng không đặc mà rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tre rất dẻo dai, bền bỉ và hiên ngang, trải bao mùa mưa nắng vẫn kiên cường mà đứng lên. Trên khắp thân cây, tre trang bị cho mình tấm áo giáp đầy gai nhọn để chống chọi lại với muôn vàn chất xúc tác đáng sợ của cuộc đời. Lá của tre rất mỏng manh thôi, nhuộm một màu xanh non mơn mởn in rõ những họa tiết là những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan xuôi ngược trên dòng sông quê êm đềm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ. Chính bộ rễ mộc mạc này đã để lại cho tre một sức sống mãnh liệt không hề dễ bị quật ngã. Tôi vẫn nhớ những câu thơ của Nguyễn Duy:

“Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo
Cây bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Nghiêng mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Dưới bóng tre, một nền văn hóa lâu đời đã sinh ra và lớn lên. Ngày xưa, đầu mỗi làng nếu không là cây đa thì là nhwungx khóm tre. Tre dựng thành bức tường thành bảo vệ, che chắn cho cuộc sống con người. Mỗi ngày đi làm đồng về, dưới cái nắng thiêu đốt của mùa hè rũ rượi, những người nông dân đều cùng nhau ngồi nghỉ dưới gốc tre, uongs nước và trò chuyện về chuyện đời, chuyện mùa. Dưới bóng tre, bao nhiêu câu ca đã sinh ra và còn lưu truyền mãi mãi đến đời sau. Đối với những đứa trẻ, chẳng có gì thú vị hơn mỗi chiều chăn trâu nghỉ ngơi dưới gốc tre chơi bắn bi, đánh chuyền, ô ăn quan,… Những đứa trẻ ấy lớn lên bằng dòng sữa mẹ, nhưng đều trưởng thành dưới bóng tre.

Tre gắn với con người không chỉ vì vẻ bề ngoài của nó mà còn rất nhiều công dụng khác nữa. thân tre dẻo dai để làm đồ gia dụng, làm cột nhà, làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá. Măng non hái về thái ra nấu ăn cũng rất thơm và ngọt, đặc biệt là món canh măng đã gây thương nhớ rất nhiều cho tuổi thơ tôi.

Ngày nay loài tre đã vươn mình ra thế giới. Người Việt kiều yêu nước nọ mang tre theo sang đất Pháp nuôi trồng.. Thế mà ở xứ lạ, tre vẫn sống vững vàng, vẫn không hổ mang cốt cách kiên cường người Việt nam. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

https://download.vn/thuyet-minh-cay-tre-42221

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2019 lúc 15:45

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu loài hoa: tết đến xuân về, một loài hoa không thể thiếu trong không gian trang trí của gia đình - nhất là gia đình ở miền Bắc, góp phần tô điểm hương sắc ngày tết mùa xuân chính là hoa đào.

b. Thân bài (9đ)

   - Nguồn gốc và các loại hoa đào (3đ):

      + Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN).

      + Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít người có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất.

   - Cấu tạo hoa đào (1.5đ):

      + Đào là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.

   - Đặc tính sinh trưởng (1.5đ):

      + Cây đào ưa thích ánh nắng và chịu rét, chịu hạn, sợ úng. Thích hợp với đất pha cát và thoát nước tốt, không chịu kiềm, không thích hợp với đất dính. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18°C-25°C.

   - Cách trồng đào (1đ):

      + Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7 - 9.

      + Gieo hạt.

   - Cách chăm sóc (1đ) :

      + Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

      + Tạo tán, tạo thế

   - Giá trị và ý nghĩa của hoa đào trong đời sống: tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc, cho sự sinh sôi nảy nở, cầu sức khỏe và xua đuổi bách quỷ mang đến bình an, gợi nhắc tình nghĩa thủy chung. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định giá trị của hoa đào. Cảm nghĩ, tình cảm của em về loài hoa đó (yêu quý, trân trọng...)

Thiên Yết
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
=)))
Xem chi tiết
Vương Duy Quang
8 tháng 5 2022 lúc 21:45

Viết bài văn thì dài lắm bạn ơi, mik nghĩ ko ai lm đâu

Zũ Min Ngọt
8 tháng 5 2022 lúc 21:58

Bạn tham khảo nhé:)
 

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.