Đọc bài " Bà tôi " và trả lời câu hỏi :
Đoạn 2 tả nhũng đặt điểm gì về ngoại hình của Bà
Chọn làm một trong hai bài tập sau:
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mac-xim Go-rơ-ki vừa học ở tuần trước và trả lời các câu hỏi:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b) Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
a)
- Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:
+ Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
+ Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
+ Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:
+ Câu 1: tả đặc điểm chung.
+ Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
+ Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
+ Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...
b) – Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm về ngoại hình của Thắng gồm: chiều cao, nước da, thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi, cặp mắt, miệng, trán.
- Những đặc điểm ngoại hình của Thắng thể hiện qua các chi tiết mà tác giả đã miêu tả, đã nói lên Thắng là: "Trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ".
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Đọc thầm bài thơ “Bận” (Sách Tiếng Việt Ba trang 59 - 60) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
(1 điểm) Hãy đặt một câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về:
Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cả làng im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. […]
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
a. Xác định lời dẫn? Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
b. Chuyển lời dẫn theo cách ngược lại với cách dẫn vừa xác định?
c. Xác định một thành ngữ có trong đoan văn trên và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a, Lời dẫn trực tiếp: Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
b, Chuyển cách dẫn: Người ta hay bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
c, Thành ngữ: Mồm năm miêng mười
Liên quan đến PC về lượng
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen,...)? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý "khen tài văn chương" của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?
Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to
- Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém
: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con ?
Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”
(Ngữ văn 8, tập một)
a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)
b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)
c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)
d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì của bé Hồng? (1.0đ )
e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời” Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )
a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.
b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.
d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.
e/ Tham khảo:
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Bởi tôi ...vuốt râu” trong VB “ Bài họcđường đời đầu tiên”- Đoạn văn trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêunội dung chính của đoạn văn?- Đoạn văn này miêu tả đặc điểm gì của Dế Mèn ?- Hình dáng Dế Mèn được miêu tả như thế nào?- Tác giả đã dùng những từ loại nào để miêu tả ngoại hình và tính cách của DếMèn?- Tìm một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc nhân hóa trong đoạntrích trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.giúp mk nhá:3
Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất, lời của Dế mèn
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp ngoài hình của Dế mèn, một vẻ đẹp cường tráng và oai vệ
Đoạn văn miêu tả về đôi càng, cái vuốt, cái cánh, đầu, răng, râu...
Tác giả đã sử dụng các tính từ để miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế mèn
Câu so sánh :
" Những ngọn cở ngã lạp y như có nhá dao vừa lia qua"
=> Nghệ thuật so sánh có tác dụng cho thấy sự sắc bén của những chiếc vuốt của dế mèn
đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Quê ngoại
quê ngoaijcos bà ngoại tôi
làng nằm bên bờ sông cổ
con sông cũng lắm ưu phiền
ba năm ba năm đê vỡ.
Quê ngoại có nghề nấu kẹo
kẹo mầm thơm suất mùa đông
bà tôi đã từng gồng gánh
kẹo quê đi ban trăm miên.
Bà ơi,áo nâu sờn bạc,bà ơi cái nón gãy vành...
bên sông mẹ con đứng ngóng
đò ngang sóng vỗ đăm đăm.
Thôi đã khuất rồi,quê ngoại
bà tôi một nầm mô gày
quê ngoại thêm xa từ đấy
mẹ tôi nước mắt vào trong.
Lạy trời,dườngđất đúng trơn
lạy trời,nắng nôi trút lửa
cho mẹ về ngóng bên sông
cho con bớt buồn quê ngoại
Câu 1:xác định chủ đề của bài thơ
Câu 2:xác định nhân vật chữ tình của bài thơ
Câu 3:xác định phep tu từ trong khổ thơ cuối?nêu tác dụng
Câu 4:em hãy nêu tác dụng của dấu ba chấm trong câu thơ:
"bà ơi,cái nón gãy vành.."
"đò ngang sóng vỗ đăm đăm..."
Câu 5:em có nx gì về tình cảm của nhân vật tôi trong bài tho
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán(1). Bà ta một hôm đi ngang qua chỉ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn(2). Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi lấy nón che(3). Cô tôi chưa dứt cấu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng4). Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là vật như hòn đá, cục thủy tinh hay đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi)
Từ đoạn văn trên hãy xác lập trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy?
TTV chỉ người: bà, mẹ, con, cô
TTV chỉ hoạt động con người: vào, cân, bán, đi, ngồi, ăn, gọi, hỏi, xem, quay, lấy, che, vồ, cắn, nhai, nghiến.
TTV chỉ vật: gạo, rổ, bóng đèn, nón, hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ
Bài 1:
Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
(Sách Ngữ văn 8 tập 1 - NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?
Câu 3: Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?
Câu 4: Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).
Câu 5:
Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 (ghi rõ tên tác giả) có cùng đề tài?
Câu 1. Đoạn trích trên trong văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố
Câu 2. Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.
Câu 3. - Bộ phận trên cơ thể con người: hàm răng, cổ, miệng
Câu 5. Lão Hạc (Nam Cao)
4 câu kia bạn bên trên làm đúng rồi em nhé, em tham khảo câu số 4:
Tham khảo:
"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng vậy(Tình thái từ), muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.