Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 11:17

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2017 lúc 14:51

a) Thế mnh

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

b) Thực trạng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 17,2 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 43,5%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 45,4%.

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 11,1%.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2017 lúc 7:07

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2017 lúc 2:43

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2019 lúc 4:00

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 4:17

HƯỚNG DẪN

− So sánh:

+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.

+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.

+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.

− Giải thích:

+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…

+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 11 2018 lúc 6:23

a) Thế mạnh

* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nh hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- V khoáng sản, có giá trị đáng k là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Cht lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

b) Hạn chế

- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lưng cuộc sống.

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Bình luận (0)
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:58

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

Bình luận (0)