Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn.
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi chỗ trống trong đoạn sau?
Em đọc diễn cảm và ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
Em đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp.
Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau ?
Em hãy đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng để điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
Tôn trọng luật lệ chung
Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU
Hãy chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
Đoạn văn được chép lại: Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Nùng hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau:
Em hãy đọc diễn cảm từng câu và ngắt nhịp đúng để điền dấu phẩy.
a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi chỗ trống trong truyện vui sau ?
- Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu phẩy:
+ Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối mỗi câu hỏi.
+ Dâu phẩy: dùng để ngăn cách các ý trong câu.
Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn :
- Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết một chữ nào ?
Chiến đáp :
- Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào ?
Một bạn chép câu chuyện dưới đây còn thiếu dấu phẩy ở một số câu. Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ còn thiếu trong các câu in nghiêng như sau: câu 1 (3 dấu phẩy),câu 2 (1 dấu phẩy), câu 3 (1 dấu phẩy), câu 4 (1 dấu phẩy), câu 5 (1 dấu phẩy), câu 9 (2 dấu phẩy) đoạn văn : (1) Vào một đêm cuối xuân năm 1947 khoảng hai giờ sáng trên đường đi công tác Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường. (2) Trong nhà các giường màn sạch sẽ đã có người nằm. (3) Bác lặng lẽ tụt giày cởi áo, rồi đến nằm bên cạnh các em thiếu nhi đang ôm nhau ngủ. (4) Được tin Bác Hồ đến anh chủ nhà giật mình bước lại xin lỗi Bác và khẩn khoản thưa: (5) – Bác thứ lỗi cho cháu ngủ say quá nên không biết Bác đến. (6) Xin rước Bác sang buồng bên cạnh có giường màn sạch sẽ. (6) Bác xua tay và nói: (7) – Chú nói nhỏ chớ, để anh em ngủ. (8) Bác ngủ thế này cũng được rồi. (9) Các chiến sĩ ta lúc này còn ngủ ở bùn ở nước thì sao? (10) Chú cứ đi ngủ để Bác tự do
(1) Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường. (2) Trong nhà, các giường màn sạch sẽ đã có người nằm. (3) Bác lặng lẽ tụt giày cởi áo, rồi đến nằm bên cạnh các em thiếu nhi đang ôm nhau ngủ. (4) Được tin Bác Hồ đến, anh chủ nhà giật mình bước lại xin lỗi Bác và khẩn khoản thưa: (5) – Bác thứ lỗi cho, cháu ngủ say quá nên không biết Bác đến. (6) Xin rước Bác sang buồng bên cạnh có giường màn sạch sẽ. (6) Bác xua tay và nói: (7) – Chú nói nhỏ chớ, để anh em ngủ. (8) Bác ngủ thế này cũng được rồi. (9) Các chiến sĩ ta lúc này còn ngủ ở bùn, ở nước thì sao? (10) Chú cứ đi ngủ để Bác tự do
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống :
Em đọc diễn cảm, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.
Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
a) Điền vào chỗ trống "tr hay ch?" trong đoạn văn đã cho
b) Đặt tên chữ in đậm "dấu hỏi " hay "dấu ngã"?
(Đoạn văn ở SGK TV4, tập 1, trang 27)
"Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu" Trúc dầu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta, tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc."
BÌNH MINH HAY HOÀNG HÔN?
"Trong phòng triển lãm, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:
- Ổng thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn
- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn
- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dạy trước lúc bình minh.