Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài tập đọc
Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài tập đọc
a) Nhờ thông minh, hiếu học và có ý chí vượt khó Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
b) Lê-ô-nác-đô đa- Vin-xi nhờ tài năng và khổ công rèn luyện mà đã trở thành họa sĩ lừng danh thế giới.
c) Xi-ôn-cốp-xki đã tìm được đường lên các vì sao nhờ vào tài năng và nghị lực phi thường.
d) Nhờ dày công khổ luyện từ một người bạn viết chữ xấu, Cao Bá Quát đã nối danh là người văn hay chữ tốt.
e) Bạch Thái Bưởi là anh hùng kinh tế nhờ vào tài năng và ý chí vươn lên, thắng không kiêu, bại không nản.
Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài tập (M : Nguyễn Hiền rất có chí.) :
a) Nguyễn Hiền
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
c) Xi-ôn-cốp-xki
d) Cao Bá Quát
e) Bạch Thái Bưởi
a) - Từ thuở bé, Nguyễn Hiền đã nổi tiếng thông minh và có trí nhớ lạ thường.
b) - Lê-ô-nác-đo đa Vin-xi đã trở thành danh họa kiệt xuất nhờ công khổ luyện.
c) - Xi-ôn-côp-xki là người giỏi, kiên trì và nghị lực hiếm thấy.
d) - Nhờ kiên trì và quyết tâm cao độ, Cao Bá Quát đã rèn luyện nét chữ của mình từ rất xấu trở nên rất đẹp.
e) - Bạch Thái Bưởi là một người có chí lớn, trải qua bao lần thất bại vẫn không nản lòng.
Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây:
Đọc truyện Ba anh em (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 13 -14), trả lời các câu hỏi sau :
a) Nhân vật trong câu chuyện là những ai ?
b) Nối tên nhân vật với tính cách từng nhân vật theo nhận xét của bà:
1. Ni – ki – ta a. biết giúp bà, thương yêu chim bồ câu
2. Gô – sa b. chỉ nghĩ đến ham thích riêng
3. Chi – ôm - ca c. láu lỉnh
c) Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận xét như vậy ?
a) Là ba anh em Ni-ki-ta, Go-ra,Chi-ôm-ca và bà
b) 1-b, 2-c, 3-a
c) Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Bởi vì bà đã quan sát kĩ từng hành động, cử chỉ của các cháu rồi mới đưa ra lời nhận xét; Ni-ki-ta ăn xong là chạy tới - đi - chơi, không giúp bà dọn bàn, Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi dọn bàn, Chi-ôm-ca giúp bà dọn dẹp lại còn nhặt những mẩu bánh vụn trên làm cho chim ăn.
Đọc phần trích văn bản Lão Hạc SGK/137 Ngữ Văn 9 tập 1
- Phần trích là lời của ai? Người đó đang nói với ai? Nói về điều gì?
- Chỉ ra các luận điểm và luận cứ nhân vật nêu ra để thuyết phục mình.
- Em có nhận xét gì về từ ngữ, kiểu câu của phần trích?
Giúp mik vs ạ
Câu 1. Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn và Lan trong bài Gió Lạnh Đầu Mùa. Câu 2. Đọc các câu sau: a. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí. b. Trong bàn cờ vua có 16 quân tốt. - Giải thích nghĩa của từ "tốt" trong các câu trên - Từ "tốt" trong các câu trên là từ đồng nghĩa hay từ đồng âm? Vì sao?
1. Nghe thầy có nhận xét chung.
2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi.
G:
- Câu chuyện em kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng không?
- Những chi tiết về nhân vật lịch sử có đúng với câu chuyện em đã được đọc, được nghe không?
- Việc sắp xếp các chi tiết trong câu chuyện có hợp lí không?
- Bài làm có mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả không?
3. Học tập những bài làm tốt.
- Nghe đọc một số bài làm tốt của bạn và nêu những điều em muốn học tập.
- Viết lại một đoạn văn trong bài của em cho hay hơn.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em đọc lại bài văn và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi theo gợi ý.
3. Em đọc lại bài văn và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi theo gợi ý. Em tiến hành sửa chữa bài của mình.
4. Em đọc bài thơ Sáng tháng Năm cho người thân nghe.
Bài 1: Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em về một truyện đã học mà em yêu thích nhất. (về nội dung, nghệ thuật, nhân vật,.....).
Bài 2: Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu nêu suy nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các truyện đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 6 học kì 1.
Các bạn giúp mình với ạ !!!
Đọc đoạn trích trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 1 và chú ý những từ in đậm rồi trả lời câu hỏi sau:
Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.
- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa
+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông
+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày
Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày
→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị