Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo :
A. Anilin, amoniac, metylamin
B. Amoniac , etylamin , anilin
C. Etylamin , anilin , amoniac
D. Anilin , metylamin , amoniac
Có ba hóa chất sau đây: metylamin, anilin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy
A. metylamin < amoniac < anilin
B. anilin < metylamin < amoniac
C. amoniac < metylamin < anilin
D. anilin < amoniac < metylamin
Chọn D
Xét amin RNH2:
Tính bazơ của amin là do cặp electron trên nguyên tử N. Gốc R no ⇒ đẩy electron ⇒ làm tăng tính bazơ so với NH3.
Ngược lại, gốc R hút electron sẽ làm giảm tính bazơ so với NH3.
Do đó, thứ tự tăng dần lực bazơ là: anilin < amoniac < metylamin
Sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần lực bazơ : Anilin, amoniac, etylamin
Etyl amin, amoniac, Anilin
Cho các chất sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
A. 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6.
B. 2 > 3 > 4 > 1 > 5 > 6.
C. 2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6.
D. 3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.
(1) N H 3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C 6 H 5 N H 2 có nhóm C 6 H 5 − hút e
(3) p − N O 2 C 6 H 4 N H 2 :
Vì N O 2 - (gốc hút e) đính vào vòng nên p − N O 2 C 6 H 4 − hút e mạnh hơn gốc C 6 H 5 −
→ lực bazơ của p − N O 2 C 6 H 4 N H 2 yếu hơn C 6 H 5 N H 2 → (3) < (2)
(4) p − C H 3 C 6 H 4 N H 2
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p − C H 3 C 6 H 4 − hút e yếu hơn gốc C 6 H 5 −
→ lực bazơ của p − C H 3 C 6 H 4 N H 2 mạnh hơn C 6 H 5 N H 2 → (2) < (4)
(5) C H 3 N H 2 có nhóm đẩy e
(6) ( C H 3 ) 2 N H có 2 nhóm C H 3 − đẩy e → lực bazơ mạnh hơn C H 3 N H 2 → (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là: 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Đáp án cần chọn là: A
Cho các chất: (1) anilin, (2) metylamin, (3) đimetylamin, (4) amoniac. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự giảm dần lực bazơ là
A. (4), (3), (2), (1).
B. (2), (3), (1), (4).
C. (1), (4), (3), (2).
D. (3), (2), (4), (1).
Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đietylamin ; (5) kalihiđroxit.
A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).
B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).
C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5).
D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).
- Phenyl có chứa gốc C 6 H 5 − là gốc hút e
- Dietyl amin, etyl amin là gốc đẩy e nhưng dietyl amin có nhiều gốc đẩy e hơn
- Kalihidroxit là dung dịch kiềm
Đáp án cần chọn là: A
Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) amoniac; (2) anilin; (3) etylamin; (4) đietylamin; (5) kali hiđroxit.
A. (2) < (5) < (4) < (3) < (1).
B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4).
C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5).
D. (2) < (1) < (3) < (4) < (5).
Chọn D
Gốc đẩy e càng mạnh thì amin có tính bazo càng lớn ( do làm đôi e tự do trong N càng linh động)
⇒trật tự dăng dần tính bazơ (2)<(1)<(3)<(4)<(5)
Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đietyl amin; (5) Kali hiđroxit.
A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5).
B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4).
C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5).
D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1).
Đáp án : A
KOH là bazo mạnh nên xếp cuối cùng. => Loại B và D
Giữa 3 và 4 thì (4) là amin bậc 2 nên có tính bazo mạnh hơn
=> Loại ý C
=> Đáp án A
Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần là:
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
C. (3) < (1) < (4) <(2) < (5) < (6)
D. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)
Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Hãy chọn sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần.
A. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
B. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)
C. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
D. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
Đáp án D
Các nhóm đẩy electron (ankyl) làm tăng mật độ electron làm tăng tính bazo. → (6) > (5) > (1) và (4) > (2), (3)
Các nhóm hút electron ( C6H5, NO2) làm giảm tính bazo so với NH3 → (2) , (3), (4) < (1) và (3) < (2) ( càng nhiều nhóm hút e càng làm giảm tính bazo)
Vậy tính bazo (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6). Đáp án D.
Cho các chất: amoniac (1) ; anilin (2) ; p-nitroanilin (3) ; p-metylanilin (4) ; metylamin (5) ; đimetylamin (6). Hãy chọn sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6
C. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)
D. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
Chọn A
• Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.
Lực bazơ: CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2.
→ Sự sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần: p-NO2C6H4-NH2 (3) < C6H5NH2 (2) <
p-CH3C6H4NH2 (4) < NH3 (1) < CH3NH2 (5) < (CH3)2NH (6).
→ Chọn A.
Lưu ý: Trong p-CH3C6H4-NH2, nhóm -CH3 có hiệu ứng cảm ứng +I đẩy e nên làm tăng mật độ electron trên -NH2 → làm tăng lực bazơ → lực bazơ p-CH3C6H4-NH2 > C6H5-NH2
Còn trong phân tử p-NO2C6H4-NH2, nhóm -NO2 có hiệu ứng liên hợp -C hút e làm giảm mật độ electron trên -NH2 → làm giảm lực bazơ → lực bazơ p-NO2C6H4NH2 < C6H5NH2.