Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào ?
Mạnh Tử mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Mạnh Mẫu nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.
>> Giới trẻ thời nay khiến mẹ thầy Mạnh Tử chuyển nhà lần ba
Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại những cảnh ông nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.
Một lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ giết lợn để làm gì, Mạnh mẫu lỡ miệng nói đùa:“Để cho con ăn”. Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này
Mạnh Mẫu nổi tiếng là một bà mẹ có cách giáo dục con nghiêm khắc và chu đáo nhất trong lịch sử. Bà có những cách dạy con hiệu quả như chấp nhận chuyển nhà để chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài đem lại. Đồng thời, bà gieo vào tiềm thức con cái đức tính chân thật để tạo cho con nếp sống đạo đức sau này, dạy con tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, không biếng nhác, có một thái độ kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn, gian khổ.
Em có hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào trong truyện “Mẹ hiền dạy con”?
Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.
Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình. Bà là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)
2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .
6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- tử : chết
- tử : con
Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử
2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.
4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
Tử: chếtTử: conCho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.
Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
-Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.
-Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.
trong truyện "một người mẹ" theo em, bà tâm là người như thế nào?
Bà Tâm dù đau đớn nhưng vẫn biết kiểm soát hành vi của mình, chăm sóc con tận tình và giúp đỡ nhưng người bị HIV/AIDS.
=> Bad Tâm có tính tự chủ
Qua các câu văn: “Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì
chúng tôi hư làm sao được.” em hiểu bà có ảnh hưởng như thế nào đối với người cháu?
Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.
Hoàng tự nhủ: "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".
Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì?
Theo em, ý nghĩ của Hoàng là sai; bởi vì có thể khẳng định túi nhỏ chứa bên trong những thứ phạm pháp. Vì thế, bà hàng nước mới đưa tiền dụ dỗ Hoàng, như vậy Hoàng đã tiếp tay, đồng lõa với bà hàng nước làm những điều trái với pháp luật .
Nếu em là Hoàng: em sẽ nói thật với mẹ. thành thật xin lỗi mẹ và hứa từ nay không bao giờ lấy tiền của mẹ cho đóng học phí để đi chơi điện tử nữa.
/theo em y nghi cua hoa la sai vi lam nhu vay se tiep tay cho nguoi sau lam viec trai voi phap luat./neu em la hoa em se khong nghe loi ba ban nuoc vi so me phat hien ma lam viec trai phap luat,va em dung cam nhan noi voi me va sin me tha thu,con viec ba ban nuoc co tan chu thuoc cam thi em se bao voi co quan chinh quen ve viec nay de khong mot ai sa nga vao con duong he ro in
Theo em ý nghĩ của Hoàng là sai.Nếu em là Hoàng, em sẽ từ chối bà hàng nước và về nói hết cho mẹ ,xin lỗi mẹ, hứa lần sau không làm như vậy nữa.
hãy kể một câu chuyện theo gợi ý
1.bà mẹ ốm như thế nào?
2.người conchăm sóc mẹ như thế náof
3.để chữa bệnh cho mẹ,người con gặp những khó khăn gì
4.bà tiên giúp 2 mẹ con như thế nào
lưu ý[kể vắn tắt]
mik lên lớp 5 rùi nên mất sách lớp 4 rùi huhu nhưng mik vẫn nhớ một chút xúi
có phải là người con đi đường mệt nên lăn ra đấy ko, kệ đê!
Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?
Tham khảo!
- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: tay bà khum soi trứng, bà lo lắng khi mùa đông đến đàn gà toi. Qua đó ta thấy hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm người cháu dành cho bà sâu nặng, thắm thiết, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.