Người ta thường cho rằng: cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời). Hãy tìm "ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này.
Những người cho rằng sông núi nc Nam là bài thơ, là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nc ta. Em có đồng ý vs ý kiến trên không?
Tại sao? Ngoài sông núi nc Nam ra thì những văn bản nào cũng là bản tuyên ngôn độc lập của nc ta?
Các bn giúp nha!! Mk đang cần gấp nhanh lên nhé!!!
Thanks các bn :D
Em đống ý với ý kiến trên vì đây là bài thể hiện tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Thể hiện sức mạnh, niềm tin của dân tộc.
Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai là bài Bình Ngô đại cáo
Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nam quốc sơn hà
Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
- Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ.
Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”Bạn có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?
Em đồng ý với ý kiến trên của tác giả. Bài thơ ra đời khi đất nước đang kháng chiến quân xâm lược. Nội dung bài thơ nhằm khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, răn đe quân xâm lược. Vì vậy nó xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
5. Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà "xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc". Bạn có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?
Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Tôi đồng ý với ý kiến này. Vì xét về mặt thời gian, đây là bài thơ sớm nhất thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.
Đọc lại bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì? Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển
- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu
- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi
+ Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" là một lời tuyên ngôn hào sàng thể hiện được khí phách hào hùng của dân tộc trong những tháng năm chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, được sống trong hòa bình, độc lập, em thấy mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với đất nước. Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy.
Tính đến thời điểm này, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc (2/9/1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thì lịch sử Việt Nam còn ghi nhận có tới hai văn bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: "Nam quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường) và "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như: "Nam quốc sơn hà" với bốn câu thơ ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam?
Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...
Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!
mình chụi
mình chưa biết
Hãy tìm ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ của nhân vật Lợi trong câu truyện Tuổi thơ tôi và nhận xét chung về nhân vật Lợi
Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Ý kiến sau đây đúng hay sai? Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”
A. Đúng
B. Sai
- Bài thơ “Chạy giặc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
=> Đáp án cần chọn: A