Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 5 2017 lúc 8:35

- Thời đại, gia đình:

    + Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

     + Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học

    + Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng

    + Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn

- Cuộc đời:

    + Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh

    + Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

    + Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2

→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm

llllll
25 tháng 7 2023 lúc 7:56

tao ko bt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2018 lúc 9:50

 

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định

+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học

+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt

+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc

b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm

hạ băng
Xem chi tiết
nguyễn thị hương giang
15 tháng 10 2021 lúc 18:04

Cuộc đời(1822-1888)

Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.

-Xuất thân gia đình nhà nho.

-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.

-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.

-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."

+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.

-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.

-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.

\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.

Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 7 2017 lúc 7:27

* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Khẳng định cái tôi độc đáo khác thường.

- Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện văn hoá, thẩm mĩ, tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

- Nghệ thuật điêu luyện, thành công trong thể tùy bút, cách sử dụng ngôn từ

* Nét chính về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

    + Nội dung thường viết về cách mạng nên đậm chất trữ tình, chính trị

    + Tính dân tộc được biểu hiện rõ rệt, sâu đậm

Guyo
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
24 tháng 6 2016 lúc 20:10

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899- 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phươn Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

- Hê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.

Bùi Bích Phương
24 tháng 6 2016 lúc 20:10

- Sinh năm 1899 - 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới.

- Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi".

- Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương..

- Được giải Nô- ben về văn học 1954.

- Tác phẩm chính:  Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai...

Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:12

 Cuộc đời 

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899- 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phươn Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

- Hê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.

Ngô Việt Hà
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
11 tháng 3 2016 lúc 11:29

·        Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .

·        Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.

·        Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào: Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.

·        Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc :  phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc VN trong thời đại CM, đưa tư tưởng tình cảm CM hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của TV.  

Đinh Tuấn Việt
11 tháng 3 2016 lúc 18:28

1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

Những vấn đề chính trị quan trọng như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình yêu nhân dân, đất nước… đã trở thành nguồn cảm hứng chân thành sâu xa và trở thành lẽ sống, niềm tin. Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã trở thành cái riêng tư và được ông diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình bè bạn, mẹ con một cách tự nhiên không bị gượng ép.

- Thơ Tố Hữu ít quan tâm đến mặt đời tư mà thường quan tâm và thể hiện những vấn đề như lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng: lẽ sống cộng sản, lẽ sống dân tộc, niềm say mê lí tưởng, niềm vui chiến thắng, ân nghĩa cách mạng, lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ, tình cảm quốc tế…

Vì vậy, đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.

2. Thơ Tố Hữu giai đoạn sau (từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến lúc thống nhất đất nước) mang nặng khuynh hướng sử thi

- Thơ ông chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân (cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất dân tộc, thâm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại như anh giải phóng quân, anh Trỗi, chị Trần Thị Lý…).

3. Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng và tương lai xã hội chủ nghĩa

Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của sự cao cả, lí tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.

4. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến

Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời (biểu hiện rõ nhất là qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng…). Giọng tâm tình, tiếng nói tình thương này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ.

5. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn cả trong nghệ thuật

Các thể thơ truyền  thống và thi liệu quen thuộc được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào.

a. Thể thơ lục bát kết hợp với giọng cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung cách mạng, làm phong phú cho thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn vừa trang trọng, cổ điển vừa biến hóa, linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.

b. Tố Hữu sử dụng từ ngữ lời nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống nhưng dùng để biểu hiện nội dung mới của thời đại.

c. Về nhạc điệu thơ: Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu. Ông có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần phối hợp với thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành các nhạc điệu phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc.

d. Tính dân tộc còn được biểu hiện ở thế giới hình tượng mang đậm đà bản sắc quê hương, con người rất đỗi Việt Nam.

Kết luận: Đúng như Xuân Diệu đã khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.

 

Thiên An
Xem chi tiết
Ngô Việt Hà
24 tháng 6 2016 lúc 19:59

- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.

- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.

Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.

1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm"  và  "Thảo nguyên xanh".   Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".

- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân-  người lao động - người xây dựng, nhân dân -  người anh hùng.

- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.

tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 20:04

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

 

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…

   
Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:10

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…