Hãy xác định trên hình 12.2 (SGK trang 43) các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.
Quan sát hình 40.1 (SGK trang 145) hãy nhận xét tình hình khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.
- Hầu hết lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.
- Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. MẶc dù lượng dầu thô xuất khẩu hằng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô.
Hãy ghép tên khí với nguồn khí cho phù hợp.
Loại khí | Nguồn | ||
1 | Khí thiên nhiên | A | Thu được khi nung than mỡ trong điều kiện không có không khí. |
2 | Khí mỏ dầu | B | Thu được khi chế biến dầu mỏ bằng phương pháp crăckinh. |
3 | Khí Crăckinh | C | Khai thác từ các mỏ khí. |
4 | Khí lò cốc | D | Có trong các mỏ dầu. |
Ở biển Đông nước ta đang khai thác:
A. Muối, than, dầu mỏ, khí đốt
B. Dầu mỏ, khí đốt, muối, a-pa-tít
C. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt
D. Khí đốt, dầu mỏ, cát trắng, sắt
Ở biển Đông nước ta đang khai thác:
A. Muối, than, dầu mỏ, khí đốt
B. Dầu mỏ, khí đốt, muối, a-pa-tít
C. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt
D. Khí đốt, dầu mỏ, cát trắng, sắt
CHỌN C
~~HHOHỌHỌCHỌC TTÔTỐTỐTTỐT~~
C. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt
#HT#
Dựa vào trang 22 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :
a) Trình bày tình hình phát triển công nghiệp năng lượng ở nước ta
b) Kể tên những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã và đang xây ở nước ta
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô ( triệu tấn) | 16.3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch ( triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét :
- Trong giai đoạn 2000-2007
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần
+ Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% ( 2007)
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng
- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)
- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện :
+ Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)
+ Dưới 1.000 MW : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện
+ Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)
Xác định trên hình 17.1 (SGK trang 62) vị trí các mỏ: than , sắt, mangan, thiếc, booxit, apatit, đồng, chì , kẽm.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định.
- Các mỏ khoáng sản: than (Quảng Ninh), sắt (Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn), apatit (Lào Cai), đồng (Sơn La, Lào Cai), chì - kẽm (Bắc Kạn).
- Dựa vào bảng số liệu 8.1, em hãy cho biết:
- Những nước nào khai thác than dầu và dầu mỏ nhiều nhất?
- Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu?
- Nước có sản lượng khai thác than nhiều nhất là Trung Quốc, nước có sản lượng khai thác dầu mỏ nhiều nhất A- rập Xê-út.
- Những nước sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu: A- rập Xê-út, Cô-oét.
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
A. vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa
B. ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ
C. vùng thềm lục địa phía Nam
D. vùng biển ven các đảo, quần đảo
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Đáp án cần chọn là: C
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là
A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.
B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.
C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc
D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải (chú ý phân biệt mỏ dầu và mỏ khí)
=> Chọn đáp án A
Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003.
b) Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực trên.
c) Nhận xét về khả năng khai thác và tiêu thụ dầu mỏ các khu vực trên và khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
d) Vì sao khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc?
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực:
c) Nhận xét:
- Sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ giữa các khu vực trên thế giới không đều.
- Sản lượng dầu khai thác nhiều nhất ở Tây Nam Á, thứ 2 là Đông Âu, thứ 3 là Bắc Mĩ, thứ 4 là Đông Á,... thấp nhất là Tây Âu. Chênh lệch giữa khu vực có sản lượng khai thác cao nhất và thấp nhất là 132,5 lần.
- Sản lượng dầu tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Mĩ, thứ 2 là Đông Á, thứ 3 là Tây Âu, thứ 4 là Tây Nam Á,… thấp nhất là Trung Á. Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ cao nhất và thấp nhất là 44,2 lần.
- Các khu vực Tây Nam Á và Đông Âu: xuất khẩu nhiều dầu mỏ.
- Các khu vực Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Á: nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
* Khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á là rất lớn (15.239,4 nghìn thùng/ngày).
d) Khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới vì đây là nơi có:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu khí.
- Vị trí địa - chính trị quan trọng.
- Sự tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử, các tôn giáo với các tín ngưỡng khác nhau và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo,...