Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:40

Tham khảo:

- Hình 1 gợi nhắc đến sự kiện: vua Quang Trung lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lược của 29 vạn quân Thanh (năm 1789).

- Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam:

+ Kháng chiến chống quân Nam Hán (năm 938).

+ Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981).

+ Kháng chiến chống Tống thời Lý (năm 1075 - 1077).

+ Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới thời Trần (thế kỉ XIII)

+ Kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785).

+ Kháng chiến chống quân Thanh (năm 1789).

- Nguyên nhân làm nên thắng lợi của của các cuộc kháng chiến đó:

+ Đây đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

+ Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Quân dân Việt Nam có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

+ Sự lãnh đạo đúng đắn và tài năng thao lược của các danh tướng tài ba.

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa; trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 6 2019 lúc 14:41

- Kháng chiến chống Tống lần 1 năm 981

- Kháng chiến chống Tống lần 2 năm 1075 -1077

- 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên 1258, 1285, 1287-1288

- Khởi nghĩa Lam Sơn 1428 – 1427

- Kháng chiến chống Xiêm 1785

- Kháng chiến chống Thanh 1789

Bình luận (0)
Ngọc Phùng Nhi
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Tiên Hà Văn
Xem chi tiết
Chi Nè
Xem chi tiết
☞Ổ ղɦỏ ℭủɑ ლℰ❍ω☜
12 tháng 4 2021 lúc 19:28

 

Ý nghĩa:

Có tác dụng giáo dục truyền thông dân tộc cho các thế hệ sau nàyBiểu hiện tinh thần đấu tranh bất khuất,thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc ta.=>Bài học kinh nghiệm:Yêu nước và đoàn kết là yêu tố quan trọngNgười lãnh đạo phải biết tập hợp quần chúng nhân dân
Bình luận (0)
Natalya smiling
Xem chi tiết
Tùng Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh An
19 tháng 2 2022 lúc 13:48

1 . Kháng chiến chống quân Tống lần 1 / năm 981 / chống quân Tống / người lãnh đạo : Lê Hoàn / thắng lợi 

2 . Kháng chiến chống quân Tống lần 2/ năm 1075-1077/ chống quân Tống / người lãnh đạo : Lý Thường Kiệt / thắng lợi 

3. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên / năm 1258 , 1285 , 1287-1288 / chống quân Mông - Nguyên / người lãnh đạo : Vua Trần và các tướng nhà Trần ( Trần Hưng Đạo , Trần Quang Khải ,...) /thắng lợi 

4. Kháng chiến chống quân Minh / năm 1400-1407 / chống quân Minh /người lãnh đạo : Hồ Qúy Ly / Thất bại 

5.Khởi nghĩa Lam Sơn / năm 1418-1427/ chống quân Minh / người lãnh đạo : Lê Lợi , Nguyễn Trãi / Thắng lợi

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 12:17

Tham khảo:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thất bại

1

Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

Bình luận (0)