Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
A. Chim, thú
B. Tôm, cua
C. Ếch, nhái
D. Giun, bò sát
Đáp án C
Động vật nào vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi:
C. Ếch, nhái
Loài nào dưới đây vừa có khả năng hô hấp qua da, vừa có khả năng hô hấp bằng phổi? *
Cá chép
Ếch đồng
Chim bồ câu
Chó
ai guips em với ạ
ĐỀ CƯƠNG I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu1. Ếch hô hấp: A.chỉ qua da. B.vừa qua da vừa bằng phổi nhưng bằng phổi là chủ yếu. C. chỉ bằng phổi. D. vừa qua da vừa bằng phổi nhưng qua da là chủ yếu. Câu2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là: A. thở bằng phổi và qua lớp da ẩm. B. đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối. C. mắt có mi, tai có màng nhĩ D. chi 5 phần chia đốt . Câu 3. Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là: A. thằn lằn bóng, rắn ráo. B. thằn lằn bóng, cá sấu. C. rùa núi vàng, rắn ráo. D. ba ba, thằn lằn bóng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn. Câu 5. Lớp chim được phân chia thành các nhóm là: A. chim ở cạn, chim trên không. B. chim bơi và chim ở cạn. C. chim chạy, chim bơi và chim bay. D. chim chạy, chim bay. Câu 6. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì? A. Giữ nhiệt. B. Làm cho cơ thể chim nhẹ. C. Làm cho đầu chim nhẹ. D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng. Câu 7. Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là: A. Lợn, bò. B. Bò, ngựa. C. Hươu, tê giác. D. Voi, hươu. Câu 8. Hiện tượng thai sinh là hiện tượng có trong lớp: A. bò sát B. lưỡng cư C. chim D. thú Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa. Câu 10. Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ? A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù. C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy. II. TỰ LUẬN Câu 11 : Tại sao người ta lại xếp thằn lằn, cá sấu, rùa vào lớp bò sát? Câu 12: Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Câu 13: a. Hãy nêu những ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh? b. Hiện nay lớp thú đang bị giảm sút hết sức nặng nề. Là học sinh lớp 7 em có biện pháp gì để bảo tồn loài động vật này?
Câu 11: Thằn lằn cá sấu,rùa được sếp loại bò sát vì chúng có những đặc điểm chung của bò sát đó là da khô, có vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn
Câu 12:Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước trở thành cánh: để bay.
- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.
- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh
Câu 13:Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là : - Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có nhiều kháng thể, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.
- Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn
b)Là học sinh lớp 7 em sẽ bảo vệ những động vật thuộc lớp thú như sâu:
-Tuyên truyền để người dân ko săn bắt động vật một cách trái phép
-Tích cực bảo tồn
-Nhân giống các loài động vật đang tuyệt chủng(3 là A ko phải B)
Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lớp Lưỡng cư
Là nhóm động vật trên cạn đầu tiên.
Da trần, sống nơi khô ráo, chân có màng bơi.
Hô hấp qua da và phổi.
Thụ tinh ở môi trường nước.
Da trần, sống nơi khô ráo, chân có màng bơi.
Da trần, sống nơi khô ráo, chân có màng bơi.
Loài động vật nào sau đây không hô hấp bằng phổi?
A. Ếch
B. Cá mập
C. Cá voi
D. Rắn
Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp qua bề mặt cơ thể
A. Cá chép, ốc, tôm, cua
B. Giun đất, giun dẹp, giun tròn
C. Cá, ếch, nhái, bò sát
D. Giun tròn, trùng roi, giáp xác
Đáp án B
Các loài giun đất, giun dẹp và giun tròn không có cơ quan hô hấp chuyên biệt nên có hình thức hô hấp bằng bề mặt cơ thể để có thể lấy O2 và thải CO2 qua bề mặt cơ thể. Để việc trao đổi khí hiệu quả, các loài phải sống trong nước (giun dẹp) hoặc tiết chất nhờn để bảo đảm bề mặt luôn ẩm ướt cho khí khuếch tách hai chiều.
Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép, ốc, tôm, cua.
B. Giun đất, giun dẹp, giun tròn.
C. Cá, ếch, nhái, bò sát.
D. Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
Chọn đáp án B
Các loài giun đất, giun dẹp và giun tròn không có cơ quan hô hấp chuyên biệt nên có hình thức hô hấp bằng bề mặt cơ thể để có thể lấy O2 và thải CO2 qua bề mặt cơ thể. Để việc trao đổi khí hiệu quả, các loài phải sống trong nước (giun dẹp) hoặc tiết chất nhờn để bảo đảm bề mặt luôn ẩm ướt cho khí khuếch tách hai chiều.
Nhóm sinh vật nào sau đây hô hấp bằng phổi?
A. Giun đốt
B. Ruột khoang
C. Côn trùng
D. Bò sát
Đáp án là D
Bò sát hô hấp bằng phổi. giun đốt, ruột khoang hô hấp qua bề mặt cơ thể, côn trùng hô hấp qua ống khí
Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?
A. Chim bồ câu
B. Tôm sông
C. Ếch đồng
D. Châu chấu