Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) benzen + phenol ; (2) anilin + dd HCl dư ; (3) anilin + dd NaOH; (4) anilin + H 2 O . Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng?
A. (3), (4).
B. (1), (2).
C. (2), (3).
D. (1), (4).
Có bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:
1) Benzen + phenol
2) Anilin + dung dịch H 2 SO 4 (lấy dư)
3) Anilin + dung dịch NaOH
4) Anilin + nước.
Hãy cho biết trong ống nghiệm nào có sự tách lớp
A. 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 1, 4
D. Chỉ có 4
Phân biệt các chất lỏng đựng trong các ống nghiệm riêng biệt: phenol; toluen; benzen; stiren; glixerol và etanol bằng :
A. quỳ tím ; Na ; dung dịch Br2
B. Na ; dung dịch Br2 ; Cu(OH)2
C. Na ; dung dịch NaOH ; Cu(OH)2
D. dung dịch NaOH ; dung dịch HCl ; Cu(OH)2
Lời giải:
Dùng Na chia hỗn hợp thành 2 nhóm
+ nhóm 1: phenol , glixerol và etanol làm tan Na.
Dùng Br2 nhận được phenol vì tạo keét tủa
Dùng Cu(OH)2 nhận được glixerol vì làm mất màu Cu(OH)2.
+ nhóm 2 : toluen; benzen; stiren không tác dụng với Na
Dùng Br2 nhận được stiren vì làm mất màu dd Br2.
Đáp án B.
Theo dõi mô tả thí nghiệm sau.
Cho khoảng 0,5 g phenol và 1,5 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó đun nóng hỗn hợp để thu được chất lỏng đồng nhất. Làm lạnh ống nghiệm rồi nhỏ từ từ khoảng 1 mL dung dịch HNO3 đặc vào hỗn hợp, lắc đều. Hỗn hợp trong ống nghiệm nhuốm màu đỏ tối. Đun cách thuỷ hỗn hợp trong 15 phút. Sau đó để nguội rồi rót hỗn hợp vào cốc đựng 20 mL nước lạnh sẽ thấy picric acid tách ra ở dạng kết tủa màu vàng.
Yêu cầu: Viết phương trình hóa học và giải thích hiện tượng xảy ra.
Tham khảo:
Phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc trong dung dịch sulfuric acid đặc tạo ra sản phẩm 2,4,6 – trinitrophenol (picric acid, dạng tinh thể màu vàng). Phương trình hoá học:
Tiến hành thí nghiệm về tính tan của các chất như sau:
- Cho 1 ml dầu ăn vào một ống nghiệm có chứa sẵn 1 ml benzen, lắc kĩ rồi để yên. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.
- Tiếp tục nhỏ thêm 1 ml nước cất vào hỗn hợp trên, lắc kĩ rồi để yên. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.
- Dầu ăn tan trong benzen tạo thành dung dịch đồng nhất.
- Nước không tan trong dầu ăn và benzen, phân thành 2 lớp:
+ Lớp trên là dầu ăn và benzen
+ Lớp dưới là nước cất
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH, khí CO2.
C. Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.
D. dung dịch HCl, khí CO2.
Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).
A. NaOH, HCl
B. H 2 O , CO 2
C. Br 2 , HCl.
D. HCl, NaOH
Đáp án A
Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen:
Cho NaOH vào hỗn hợp trên, lắc đều rồi để cho dung dịch phân lớp và đem chiết lấy phần dung dịch ở dưới là hỗn hợp gồm C 6 H 5 ONa và NaOH dư (do anilin và benzen không phản ứng không tan trong nước nên ở lớp trên) cho hỗn hợp vừa chiết qua HCl dư thì thu được phenol kết tủa
Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).
A. H 2 O , C O 2
B. B r 2 , HCl
C. NaOH, HCl
D. HCl, NaOH
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là dung dịch
A. NaOH, dung dịch HCl
B. N a O H , dung dịch N a C l , khí C O 2
C. B r 2 , dung dịch H C l , khí C O 2
D. , dung dịch N a O H , khí C O 2
Có các hiện tượng được mô tả như sau:
(1) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra.
(2) Cho benzen vào ống nghiệm chứa anilin, khuấy đều thấy anilin tan ra.
(3) Cho nước Svayde vào ống nghiệm chứa xenlulozơ, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(4) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(5) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen thấy dung dịch Br2 bị mất màu nâu đỏ.
(6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước thu được dung dịch đồng nhất.
Số hiện tượng được mô tả đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Đáp án C
Các mệnh đề dúng là: 1, 2, 3, 4
+ Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa benzen không có hiện tượng.
+ Nhỏ nước vào anilin dung dịch không đồng nhất do anilin ít tan trong nước