Trong cảm ứng ở thực vật, các hình thức vận động hướng động của cây bị tác động bởi
A. hệ sắc tố.
B. sự thay đổi hàm lượng nhóm axit nuclêic.
C. hoạt động đóng mở khí khổng.
D. các nhân tố môi trường.
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường. Ngoài hai hình thức cảm ứng trên, ở thực vật còn có cơ chế đáp ứng với sự tấn công xủa động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào?
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường. Ngoài hai hình thức cảm ứng trên, ở thực vật còn có cơ chế đáp ứng với sự tấn công xủa động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào?
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường.Ngoài hai hình thức cảm ứng trên,ở thực vật còn có cơ chế nào đáp ứng với sự tấn công của động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào ?
Hãy xác định kiểu vận động cảm ứng và tác nhân kích thích trong các trường hợp sau:
a) Hoạt động đóng, mở khí khổng
b) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
c) Hoa tulip nở ở nhiệt độ 25-30 oC
d) Cây bắt ruồi
a, Ứng động không sinh trưởng. Tác nhân: hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
b, Ứng động sinh trưởng. Tác nhân: ánh sáng
c, Ứng động sinh trưởng. Tác nhân: nhiệt độ
d, Ứng động không sinh trưởng. Tác nhân: sự kích thích tiếp xúc của ruồi và cây bắt ruồi
Cho các phát biểu sau:
I. Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng.
II. Khí khổng đóng khi cấy thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
III. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua của tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở.
IV. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây khí sinh.
V. Đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi ngừng quang hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3.
C. 2
D. 0
Đáp án A
Xét các phát biểu của đề bài:
I - Sai. Vì ánh sáng mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng.
II - Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng luôn đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
III - Sai. Vì ngoài sáng khí khổng mở ra theo diễn biến: Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.
IV - Sai. Vì khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây hạn sinh.
V - Sai. Vì đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng chủ động đóng lại khi nắng gắt, cường độ thoát hơi nước cao.
Phân loại các hình thức cảm ứng của thực vật dưới đây thành hai dạng hướng động và ứng động
(1) Ngọn cây mọc hướng về phía ánh sáng.
(2) Lá cây xấu hổ cụp lại khi gặp tiếp xúc.
(3) Tua cuốn của cây bầu bí bám vào giàn.
(4) Lá cây mẹ cụp lại vào ban đêm
(5) Rễ cây tránh xa nguồn chất độc hại
(6) Khí khổng đóng, mở điều tiết thoát hơi nước
(7) Cây nắp ấm bắt côn trùng
A. Hướng động: 1, 4, 5; Ứng động: 2, 3, 6,7.
B. Hướng động: 1, 3, 5; Ứng động: 2, 4, 6,7.
C. Hướng động: 2, 4, 6,7; Ứng động: 1, 3, 5.
D. Hướng động: 4, 6, 7; Ứng động: 1, 2, 3, 5.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi một nhân tố sinh thái trở nên bất lợi thì giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái khác cũng bị thu hẹp
(2) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(3) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
(4) Nhân tố hữu sinh bao gồm các mối quan hệ giữa các sinh vật.
(5) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 5
Đáp án D
Các phát biểu đúng là (1) (2) (3) (4) (5)
Cho các phát biểu sau:
I. Cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng, làm tăng hoặc làm giảm hàm lượng các ion, thay đổi sức trương nước của nó.
II. Ion Kali tăng, làm tăng sức trương nước, làm khí khổng mở ra.
III. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ tăng lên.
IV. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng.
Số phương án đúng là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án A
I - Đúng. Vì Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.
Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.
II - Đúng. ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.
III - Sai. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ giảm, làm sức trương nước giảm, khí khổng đóng lại.
IV - Đúng. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng.
Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?
A. Thực vật C4
B. Thực vật C3
C. Thực vật C4 và CAM
D. Thực vật CAM
Đáp án D
Thực vật CAM có khí khổng đóng vào ban ngày để hạn chế mất nước và mở vào ban đêm để lấy CO2.