Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
16 tháng 3 2017 lúc 9:06

Đáp án A

Phạm Khánh Vy
Xem chi tiết
Phạm Khánh Vy
19 tháng 3 2023 lúc 17:10

giúp mình với

 

Đặng Nguyễn Bảo Uyên
19 tháng 3 2023 lúc 20:00

a,Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông: + Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt. + Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…

Trương Minh Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Vũ
7 tháng 1 2019 lúc 14:59

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Em đã làm để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn:
-Tuyên truyền cho các bạn nghe về luật giao thông đường bộ và cách tham gia giao thông an toàn.
-Khuyên các bạn khi đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm.
-Nêu ra những hậu quả xấu khi không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn để các bạn chú ý hơn nữa.

minh phượng
7 tháng 1 2019 lúc 15:05

Em đã làm để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn:
-Tuyên truyền cho các bạn nghe về luật giao thông đường bộ và cách tham gia giao thông an toàn.
-Khuyên các bạn khi đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm.
-Nêu ra những hậu quả xấu khi không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn để các bạn chú ý hơn nữa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Vanh Nek
27 tháng 11 2023 lúc 10:54

\(a)\)

Tranh 1: Không nên đi hàng 3,4 trên đường.

Tranh 2: Không đi xe đạp vào chỗ có biển cấm xe đạp.

Tranh 3: Không nên đi sang đường nếu đèn báo hiệu màu đỏ.

Tranh 4: Không nghịch trên máy bay và nên thắt dây an toàn khi trên máy bay.

Tranh 5: Nên mặc áo phao khi đi trên thuyền.

Tranh 6: Không đi xe đạp ở vỉa hè.

Tranh 7: Không vội vàng xuống xe khi xe chưa dừng hẳn.

Tranh 8: Không nên mở cửa xe bên trái khi đang tham gia giao thông.

\(b)\)

\(\rightarrow\) Em cần tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia giao thông là: 

\(+\) Khi sang đường phải nên nhìn hai bên rồi mới được sang.

\(+\) Nên mặc áo phao khi đi trên thuyền. 

\(+\) Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.

\(+\) Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

☘bùn:)) ☘
Xem chi tiết
Demo:))
28 tháng 5 2023 lúc 20:41

Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.

* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.

- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.

- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

Đi bộ:

- Qua đường an toàn:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

 

+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

Đi xe đạp:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.

- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.

- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.

Đi xe ôtô và xe buýt:

- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.

- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.

- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

- Ngồi tại chỗ.

- Không thò đầu, tay ra ngoài.

 

- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

- Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...

+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

Sử dụng các thiết bị an toàn

- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.

- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.

- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​

 

Nguyễn Mai Thùy
Xem chi tiết
Đại ca Giang hồ
12 tháng 5 2021 lúc 18:28

Chúng ta cần tuân thủ luật giao thông

 - Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

 - Lái xe đúng tốc độ quy định.

  Sẽ bảo bạn ấy không được đi xe Lạng lách, đánh võng vì nó rất nguy hiểm

  Hoặc là bảo chú CAGT ra nhắc nhở.

Khách vãng lai đã xóa
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
12 tháng 5 2021 lúc 18:37

Để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần : 

- Đi xe đúng làn đường quy định

- Chấp hành luật giao thông

- Đi chậm, quan sát cẩn thận trước khi sang đường

- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, mô tô,...

- Ko đi hàng 2 , hàng 3 trên đường

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Gia Bảo
12 tháng 5 2021 lúc 18:27

looloolooooloooloolooolooolooolooo

Khách vãng lai đã xóa
ngọc trần
Xem chi tiết
Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
7 tháng 1 2019 lúc 20:27

Dựa vào kiến thức đã được học, em hãy cho biết làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn? Em đã làm gì để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn?

Gợi ý trả lời:

Theo quy định tại Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn thì:

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

- Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

+ Đi xe dàn hàng ngang;

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:

+ Mang, vác vật cồng kềnh;

+ Sử dụng ô;

+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

jeff
Xem chi tiết
Trangg
27 tháng 11 2018 lúc 8:37

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Trangg
27 tháng 11 2018 lúc 8:37

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết.

Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.

Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

Câu 1. Bằng những hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học trong chương trình "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai"cấp THPT ,hãy nêu những ý tưởng và hành động của bản thân để góp phần xây diwngj một xã hộ giao thông văn minh và an toàn
Câu2. Bằng những kiến thức đã học và quan sát hình ảnh sao đây ,hãy :
A) Phân tích những lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ của các bạn học sinh.
B) Đưa ra những sáng kiến của mình trong hoạt động tuyên truyền ,nâng cao ý thức ,góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh.