Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rôbécvan
Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van.
Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0 đặt 1 quả táo đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa báng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
Qủa táo nặng 150g.
Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0 đặt 1 quả táo đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
Quả táo nặng 150g.
Để lấy ra 0,75 kg đường từ một túi đường 1kg bằng cân Rôbécvan mà không có quả cân nào thì:
(2.5 Điểm)
cần thực hiện ít nhất 2 lần cân.
cần thực hiện ít nhất 1 lần cân
không thể thực hiện được.
cần thực hiện ít nhất 3 lần cân.
Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
A. giá trị của số chỉ của kim trên bẳng chia độ
B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ
C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã
Chọn D
Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng của một vật như thế nào?
Để sử dụng cân Rô béc van để cân vật ta thực hiện các bước sau
Bước 1: Trước tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa, đặt con mã ở vị trí số 0, vặn ốc điều chỉnh cho đến khi đòn cân nằm thăng bằng. Đây là việc điều chỉnh số 0.
Bước 2: Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái.
Bước 3: Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
Bước 4: Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật cần cân.
Câu 1: Mô tả hiện tượng thực tế, trong đó cho thấy trọng lượng của vật bị cân bằng bởi một lực khác
Câu 2: Có một cái cân đồng hồ đã cũ không nhìn rõ vạch chia, làm thế nào để cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân
Câu 1: Hãy mô tả hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.
Ví dụ: quyển sách nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
Câu 2: Có một cái cân đồng hồ đã cũ không nhìn rõ vạch chia, làm thế nào để cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân.
Đặt vật cân lên đĩa xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa bằng khồi lượng của vật cần cân.
hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác
Em tham khảo ở đây nhé Hãy mô tả một hiện tượng thực tế , trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác . - Hoc24
Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác
Ví dụ quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách
Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:
- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)
- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:
+ Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)
+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam
Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?
* Chứng minh
Lần cân thứ nhất: mT = mb + mn + mv + m1 (1).
Lần cân thứ hai: mT = mb + (mn – mn0) + mv + m2 (2).
Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng vỏ bình, mv là khối lượng vật.
Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Vì mT là không thay đổi nên từ (1), (2) ta có:
mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – mn0) + mv + m2
↔ mn0 = m2 – m1.
Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3.
Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.
* Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rôbécvan chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:
+ GHĐ của cân Rôbécvan nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.
+ Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.
Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lực tác dụng lên một vật bị cân bằng bởi một lực khác.
1. Hiện tượng cái máy tính nằm yên trên mặt bàn:
Mô tả:
Cái máy tính đã bị lực hút của Trái Đất và lực nâng của cái bàn làm cân bằng và giữ yên, máy tính sẽ không nhúc nhít nữa.
2. Hiện tượng kéo co hai đội đang hòa nhau
Mô tả:
Khi hai đội kéo co đang hòa nhau tức là bên đội đầu dùng lực F1 bằng với đội hai đang dùng lực F2. Hai lực đó lúc này đang cân bằng.
3. Cây viết rơi xuống sàn nhưng vẫn nằm im (không bay lên hay lọt lỗ)
Mô tả:
Lúc này cây viết đang nằm dưới sàn chịu tác động của lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất cho nên cây viết có rơi xuống sàn vẫn nằm im dưới sàn mà sẽ không bay lên.
Mô tả hai:
Nếu cây viết đang nằm trên bàn tự nhiên lăn ra ngoài bàn và rơi xuống đất thì lúc đó viết sẽ không còn chịu lực nâng của bàn nữa nhưng vẫn chịu lực hút của trái đất nên nó rơi xuống đất và tiếp tục cân bằng lực với 1 vật thể khác.
Đây chỉ là vd mẫu của mình nhé! Bạn có thể sưu tầm thêm. Chúc bạn học tốt vs bài tham khảo.
Đó là lực nâng(giữ) vật và lực hút của trái đất.