Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:05

– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp: giảm tỉ trọng các ngành luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử,..
– Do những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất các vật liệu mới, công nghệ thông tin nên Hoa Kì đã đầu tư phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại là những ngành có lợi nhuận cao.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2017 lúc 1:55

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử.... (1 điểm)

   - Nguyên nhân:

   + Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển. (0,5 điểm)

   + Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông,… (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Đại Ngọc
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 12 2021 lúc 6:59

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì:

+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,…

+ Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.

- Giải thích:

+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) tỉ trọng giảm vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.

+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông....


 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2019 lúc 10:02

- Các nhóm cây trồng chủ yếu: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác.

- Sự thay đổi tỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt: cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu và cây khác đều giảm tỉ trọng, trong khi đó, cây công nghiệp có tỉ trọng tăng rất nhanh.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 7 2018 lúc 5:00

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

b) Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta

- Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước.

- Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

- Tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
11 tháng 5 2018 lúc 14:54

   - Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

   - Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

   - Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
24 tháng 2 2016 lúc 14:32

- Xu hướng :

   + Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, cơ cầu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những đổi mới sâu sắc.

   + Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho phát triển sản xuất.

   + Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước,tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

   + Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất  công nghiệp của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.

- Giải thích :

  Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu công nghiệp là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,. Để phát huy mọi nguồn lực, khu vực ngoài Nhà nước có điều kiện phát triển mạnh. Nhờ chính sách Đổi mới, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài vào linh x vực công nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉ trọng của khu vực này cũng tăng lên rất nhanh.6

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 2 2017 lúc 8:44

Đáp án: C

Giải thích: Sản phẩm của ngành CN nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành sx và đa dạng hóa sản phẩm giúp đáp ứng yêu cầu thị trương, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2018 lúc 16:15

Đáp án C

Bình luận (0)