Đọc hình 21 (SGK) dế nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn.
Quan sát hảng 21(SGK), rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta
- Số hộ nông thôn được xác định là hộ nông - lâm - thuỷ sản đã giảm từ 80,9% (năm 2001) xuống còn 71,1% (năm 2006),
- Trong khí đó, tỉ lệ hộ công nghiệp - xây dựng tăng khá mạnh, từ 5,8% (2001) lên 10,0% (năm 2006), tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng từ 10,6% (năm 2001) lên 14,8 (năm 2006), Có thể nói trong cơ cấu kính tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang đóng vai trò ngày càng cao,
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng?
1. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
2. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
3. Phát huy các thế mạnh sẵn có cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng tây - đông.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho biểu đồ sau:
QUY MÔ KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CƠ CẤU CỦA NÓ TRONG NĂM 2001 VÀ NĂM 2010?
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi quy mô khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo thành phần kinh tế và cơ cấu của nó trong năm 2001 và năm 2010?
A. Phát triển nhanh từ năm 2001 đến 2010.
B. Tỉ trọng của kinh tế Nhà nước giảm.
C. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012
A. Tỉ trọng dân thành thị tăng, tỉ trọng dân nông thôn giảm
B. Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn.
C. Dân số nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn
D. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số diễn ra còn chậm
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy Tỉ trọng dân thành thị nhỏ hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn. Năm 2012, tỉ trọng dân thành thị chỉ 31,9%, tỉ trọng dân nông thôn chiếm tới 68.1%.
=> Nhận xét Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn là không đúng
=> Chọn đáp án B
Từ bảng 17.4 (SGK), nhận xét sự thạy đổi cơ cấu lao động nông thôn và thành thị nước ta
- Từ 1996 - 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm, lao động thành thị tăng.
- Sự thay đổi này phù hợp với quá trình đô thị hoá ở nước ta.
c1 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của ấn độ
c2 Dựa vào bangr 11.2, trang 39 SGK, hãy nêu nhận xét và giải thích về sự dịch chuyển cơ cấu ngàng kinh tế của ấn độ giai đoạn 1995-2001
- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng
+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).
⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.
Dựa vào biểu đồ hình 33.2 (SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theọ chiều hướng tích cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và II); tuy nhiên còn chậm.
Cho biểu đồ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ
VÀ NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2005 - 2012?
1) Dân số nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
2) Tỉ trọng dân số thành thị tăng.
3) Tỉ trọng dân số nông thôn giảm.
4) Sự chuyển dịch cơ cấu dân số còn chậm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa vào bảng 26 (trang 101 - SGK), hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam.
- Đối với các nước phát triển: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
- Đối với các nước đang phát triển: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ, tiếp đến là công nghiêp - xây dựng. Xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xâv dựng; khu vực dịch vụ tăng chậm.
- Việt Nam: thuộc nhóm nước đang phát triển, Hiện nay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, khu vục nông - lâm - ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.