Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 2 2017 lúc 6:03

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 11 2017 lúc 6:34

- Đối với các nước phát triển: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.

- Đối với các nước đang phát triển: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ, tiếp đến là công nghiêp - xây dựng. Xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xâv dựng; khu vực dịch vụ tăng chậm.

- Việt Nam: thuộc nhóm nước đang phát triển, Hiện nay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, khu vục nông - lâm - ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 8 2018 lúc 13:51

- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

Bình luận (0)
Trần Phương Anh
29 tháng 10 2021 lúc 20:38

* Nhận xét:

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:

+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.

+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.

+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).

* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng

Bình luận (0)
nguyễn hoàng thông
Xem chi tiết
nguyễn hoàng thông
23 tháng 10 2021 lúc 16:17

ai help mik với ạ còn 20 phút nx th

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 1 2017 lúc 12:15

Đáp án A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 7 2017 lúc 6:37

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theọ chiều hướng tích cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và II); tuy nhiên còn chậm.

Bình luận (0)
Phương Anh Đặng Đoàn
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Minh Thư
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 3:09

Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao ở các nước Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ô-xtrây-Ii-a. Ac-hen-ti-na, Xin-ga-po..., nhìn chung là ở các nước phát triển và một số nước công nghiệp mới; chiếm tỉ trọng nhỏ ở các nước châu Phi, Mĩ Latinh, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á,... nói chung là ở các nước đang phát triển.

Bình luận (0)