Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa nghĩa là:
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,... Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,... theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
+ Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,... thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
- Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật). Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
- Ví dụ: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh như người độc thân hay người có gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc thì có mức nộp thuế khác nhau.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa nghĩa là:
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,... Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,... theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
+ Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,... thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
- Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật). Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
- Ví dụ: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh như người độc thân hay người có gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc thì có mức nộp thuế khác nhau.
Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?
Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí nhằm:
- Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?
Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí nhằm:
- Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- Tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
- Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.
Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí nhằm:
- Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- Tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
- Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
A. Anh A bị phạt tiền vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
B. Anh B đua xe trái phép nhưng không bị phạt vì có bố là Chủ tịch tỉnh.
C. Ông C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô.
D. Học sinh A 17 tuổi bị đi tù vì tội cướp giật tài sản.
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
A. Học sinh 13 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
B. Học sinh 16 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
C. Học sinh 17 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
D. Học sinh 18 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
-Vi phạm pháp luật là gì ?Kể tên các loại vi phạm pháp luật ,mỗi loại nêu ví dụ
-Trách nhiệm pháp lý khác với trách nhiệm đạo đức như thế nào ?Nêu ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý.
-Tại sao bảo vệ tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ của công dân ? Là học sinh em sẽ làm gì để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đó?
-Bạn An học cùng lớp với em, An giao du rộng . Một hôm bạn rủ em đến quán cà phê nhà bà Hoa ,bạn ấy bật mí cho em đến đấy có nhiều trò hay lắm nhất là thấy người sảng khoái được dùng chất bột trắng hoặc viên thuốc màu hồng. An khẳng định : "Tớ dùng rồi ,đi với tớ bạn sẽ biết ,tiền không thành vấn đề" +Nếu là em ,em sẽ làm gì trong tình huống này? +Theo em ai là người vi phạm pháp luật? Vi phạm luật nào?Trách nhiệm của người vi phạm là gì?
Mọi công dân nam , nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng
A. Như nhau
B. Trước pháp luật
C. Ngang nhau.
D. Trước nhà nước
Mọi công dân nam , nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng
A. Như nhau
B. Trước pháp luật
C. Ngang nhau.
D. Trước nhà nước
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. bị truy tố trước pháp luật.
B. bị xử lí như nhau trước pháp luật.
C. phải chịu trách nhiệm hình sự.
D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Chọn đáp án D
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.