Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 8 2017 lúc 10:47

Em hãy sưu tập trên báo chí ,sách vở về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 5 2017 lúc 17:06

Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học.

Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.

Bình luận (0)
thùy trâm
Xem chi tiết
lạc lạc
16 tháng 12 2021 lúc 21:01

TK

Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè thân thiện, tôn trọng nhau giữa nước này với nước khác. ... Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.

hữu nghị hợp tác để giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, ...

Hợp tác cùng phát triển là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi

Bình luận (0)
Nguyễn Lâm Phong
Xem chi tiết
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
11 tháng 12 2018 lúc 13:07

a) Tình cảm thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vô cùng tự nhiên, chân chất và đầy tình cảm.

b) Đều giống nhau là trẻ em, có tiếng nói chung và cách suy nghĩ chung.

Bình luận (0)
Hồ Mỹ Linh
Xem chi tiết
Chàng trai lạnh lùng
11 tháng 3 2016 lúc 21:49

nhữ nhân vật này đă để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc

Bình luận (0)
vũ tiến đạt
28 tháng 3 2017 lúc 21:12

Những nhân vật này đã để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc

Bình luận (2)
vũ tiến đạt
28 tháng 3 2017 lúc 21:13

Chúc bạn học tốt nha leuleu

Bình luận (0)
Tiểu Vy
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:21

Tham khảo:

- Kể lại câu chuyện về Trương Định:

+ Trương Định quê ở xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

+ Ngay khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân và quan quân triều đình có tinh thần chống Pháp tham gia.

+ Năm 1862, Trương Định đã khước từ chức Lãnh binh tại An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông là “Bình Tây Đại Nguyên soái".

+ Trong một trận chiến đấu, khi bị thương nặng ông đã tự sát để bảo toàn khí tiết.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Điệp Trà My
18 tháng 2 2018 lúc 11:16

Em xin kể về phong trào quyên góp cứu trợ nhân dân các nước bị thảm hoạ sóng thần xảy ra vào cuối năm 2018.

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.

Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.

Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.

Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.

Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.

Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật “bất ngờ". Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!

Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể tnương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Vân Anh
18 tháng 2 2018 lúc 11:16

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.

Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.

Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu.

Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.

Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.

Cô giáo tuyên bố thu được tổng cộng là 3.745.000 đồng. Một con số thật “bất ngờ". Cô giáo khen ngợi chúng em đã nhiệt tình ủng hộ phong trào. Cả lớp vỗ tay vang dội. Những gương mặt ửng hồng, những ánh mắt long lanh xúc động trông thật đáng yêu!

Chúng em thực sự thông cảm và chia sẻ đau thương, mất mát với những người bị nạn, nhất là các bạn thiếu nhi. Số tiền chúng em đóng góp tuy chưa nhiều nhưng nó thể hiện tình cảm chân thành và ước mong mang lại chút an ủi, động viên đối với các nạn nhân, làm vơi bớt nỗi khổ của họ. Phong trào quyên góp cứu trợ này cũng thể hiện truyền thống nhân ái, thương người như thể thương thân rất đáng quý của dân tộc Việt Nam.


 

Bình luận (0)
Nguyễn Nhi
18 tháng 2 2018 lúc 11:22

Sáng hôm ấy, bố mẹ em và chú thím Hạnh đưa ông đi. Anh Thi và em phải đi học nên không theo ông đi bệnh viện. Ông bảo: “Các cháu không nên bỏ học; có bố mẹ các cháu đưa ông đi là được. Chiều nay, ông đã về rồi cơ mà”.
 
Buổi học hôm ấy, anh Thi và em xin nghỉ 2 tiết cuối. Anh Thi đạp xe đạp chở em gái từ trường đi thẳng lên bệnh viện, cả hai anh em đều hồi hộp và lo. Hơn 10 giờ, hai anh em mới đến bệnh viện huyện. Bố mẹ em ngạc nhiên lắm. Bố mẹ nói nhỏ gì đó với anh Thi.
 
Bệnh viện rất sạch. Một khẩu hiệu "Hoan nghênh Đoàn Y tế Thụy Điển đến Việt Nam giải phẫu nhân đạo” bằng chữ đỏ dán trên băng vải trắng căng trước cổng bệnh viện. Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của ta trong bộ áo quần trắng chuyên dụng đi lai, thái độ vừa nghiêm trang vừa niềm nở. Nhiều người nhà bệnh nhân đứng ngồi lố nhố nơi phòng đợi.
 
Mỗi lần mổ mắt cho một bệnh nhân xong, hai nữ bác sĩ Thụy Điển lại đẩy xe đưa bệnh nhân ra ngoài. Bác sĩ ta phát thuốc, kê đơn và căn dặn người nhà. Lần đầu tiên em mới nhìn thấy hai nữ bác sĩ người da trắng trong bộ bờ- lu trắng toát, với gương mặt xinh tươi, đôi môi đỏ chót, tiếng nói ríu rít như chim hót. Đặc biệt thái độ hết sức ân cần, niềm nở.
 
Ông em là người mổ mắt thay thủy tinh thể cuối cùng. Khi ông nằm lên xe đẩy chuyên dụng của bệnh viện đưa vào phòng mổ, con cháu của ông, ai cũng hồi hộp. Nhưng chỉ 10 phút sau, ông đã được mổ xong. Đôi mắt ông được dính băng trắng. Bác sĩ dặn ông và bố em là về nhà mới được cởi băng. Hai ông bác sĩ Thụy Điển từ phòng mổ đi ra trước ngực đeo băng hồng thập tự, mắt đeo kính, bắt tay ông và chúc ông mọi sự tốt lành. Có phải họ biết ông là bác sĩ quân y về hưu hay không mà họ đặc biệt quan tâm thế ? Bố em nói gì đó với chú bệnh viện trưởng và cô phiên dịch. Tiếp theo, bố đưa ông một chiếc làn mới xếp đầy 20 quả hồng xiêm, và anh Thi ôm bó hoa rõ to rõ đẹp tặng các bác sĩ Thụy Điển. Ông nói: “Món quà nhỏ, chỉ là cây nhà lá vườn với tấm lòng biết ơn”. Nghe ông nói và cô phiên dịch nhắc lại, 6 bác sĩ Thụy Điển khẽ reo lên, nắm lấy tay ông và ôm lấy em, ôm lấy anh Thi.

Năm nay, ông đã 75 tuổi, đôi mắt ông vẫn sáng. Ông đọc báo không còn phải đeo kính nữa. Mỗi lần thấy ông xem sách, đọc báo, em lại nhớ đến ánh mắt, nụ cười của các bác sĩ Thụy Điển năm xưa.

Bình luận (0)