Bài 1: Ở một loài thực vật, xét 3 tính trạng sau:- Chiều cao cây do một gen nằm trên NST số I quy định; alen A: thân cao, alen a: thân thấp.- Màu hạt do một gen nằm trên NST số II quy định; alen B: hạt vàng, alen b: hạt xanh.- Hình dạng hạt do một gen nằm trên NST số V quy định; alen D: hạt trơn, alen d: hạt nhăn.Biết rằng, các gen nằm trên các NST thường. Các tính trạng trội đều trội hoàn toàn.Tiến hành lai hai dòng cây thuần chủng thân cao, hạt xanh, trơn với thân thấp, hạt vàng, nhăn thu được...
Đọc tiếp
Bài 1: Ở một loài thực vật, xét 3 tính trạng sau:
- Chiều cao cây do một gen nằm trên NST số I quy định; alen A: thân cao, alen a: thân thấp.
- Màu hạt do một gen nằm trên NST số II quy định; alen B: hạt vàng, alen b: hạt xanh.
- Hình dạng hạt do một gen nằm trên NST số V quy định; alen D: hạt trơn, alen d: hạt nhăn.
Biết rằng, các gen nằm trên các NST thường. Các tính trạng trội đều trội hoàn toàn.
Tiến hành lai hai dòng cây thuần chủng thân cao, hạt xanh, trơn với thân thấp, hạt vàng, nhăn thu được F1.
1. Lai phân tích F1, xác định tỉ lệ kiểu gen ở đời con.
2. Cho F1 lai với cây (1) và cây (2):
a) Với cây (1) thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao, hạt vàng, trơn : 3 thân cao, hạt vàng, nhăn : 3 thân cao, hạt xanh, trơn : 3 thân cao, hạt xanh, nhăn : 1 thân thấp, hạt vàng, trơn : 1 thân thấp, hạt vàng, nhăn : 1 thân thấp, hạt xanh, trơn : 1 thân thấp, hạt xanh, nhăn.
b) Với cây (2) thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao, hạt vàng, trơn : 3 thân cao, hạt xanh, trơn : 1 thân cao, hạt vàng, nhăn : 1 thân cao, hạt xanh, nhăn.
Xác định kiểu gen của cây (1), cây (2) và viết sơ đồ lai.
3. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở F1, cặp NST số V không phân li ở kì sau giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường thì cho các loại giao tử như thế nào?