Vẻ mặt của cô giáo Bé khi bước vào lớp trông như thế nào ?
A. Ngại ngùng và rụt rè
B. Vui tươi, cười với lũ trẻ
C. Mặt tỉnh khô
Một thầy giáo người nước ngoài đến thăm trường em. Họ chìa tay ra bắt để làm quen với bạn Tuấn, nhưng bạn Tuấn lại rụt rè vì ngại ngùng. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Im lặng
B. Động viên bạn Tuấn để thể hiện ứng xử lịch sự
C. Chế giễu bạn Tuấn
D. Chế giễu người nước ngoài
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Cô giáo tí hon
Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống , lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố gắng bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
- Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng
- Khúc khích: (tiếng cười) nhỏ, liên tục, có vẻ thích thú.
- Tỉnh khô: (vẻ mặt) không biểu hiện thái độ hay tình cảm gì
- Trâm bầu: cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ
- Núng nính: căng tròn, rung rinh khi cử động
Câu chuyện nói lên ước mơ gì của Bé ?
A. Sẽ dạy cho các em thật giỏi
B. Ước mơ dành thành tích cao trong học tập
C. Làm cô giáo
Bé và các em chơi trò lớp học để thỏa ước mơ mai sau em sẽ trở thành cô giáo.
THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp, Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng:
- Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!
Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói:
- Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập.
- Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ?
Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi:
- Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!
Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy...
Thầy quay bước đi lên trước lớp cứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy. Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nộp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “Bài làm” và một câu: “Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “Em thật dũng cảm!”.
Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.
(Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)
a. Trong văn bản, thầy giáo làm gì khi thấy Nam ngủ gật trong lớp?
b. Xác định và phân loại 2 đại từ có trong văn bản.
c. Hành động nào của thầy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao? Hãy trình bày bằng (2-3 câu) văn.
Lũ trẻ con xúm xít lại, đứa nào cũng muốn xem, muốn sờ vào cái áo cánh cam, cái mũ có sao vàng, cái súng đen trũi và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ hồng hồng của anh ta nữa. Thật là một anh chàng dễ dãi, đứa nào cầm đến, anh ta cũng mỉm cười tươi tỉnh, một nụ cười lành như đất! Nhưng cái Mĩ thì thật là khắt khe. Nó chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí, vừa đủ để nó khoe xong một câu: “Của tao đấy! Đẹp không?” Chỉ một loáng vậy thôi, rồi nó đòi anh bộ đội của nó ngay lại, như sợ anh ấy cười với bọn nó quá lâu.
TÌM CÂU GHÉP
Câu ghép là:
+ Lũ trẻ con xúm xít lại, đứa nào cũng muốn xem, muốn sờ vào cái áo cánh cam, cái mũ có sao vàng, cái súng đen trũi và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ hồng hồng của anh ta nữa.
+ Thật là một anh chàng dễ dãi, đứa nào cầm đến, anh ta cũng mỉm cười tươi tỉnh, một nụ cười lành như đất!
Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".
A. Rất vui vẻ.
B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
C. Rất hiền hậu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.
Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi vàmặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.
Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một sô bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hu hu mình muốn tuổi học trò kéo dài mải mãi
Trong giờ ra chơi học sinh lớp 7A đang chơi đùa vui vẻ thì cô Lan giáo viên dạy tiếng anh khối 6 đi qua. Mai thấy cô liền đứng nghiêm chào cô: “ Em chào cô ạ! “ Cô Lan tươi cười gật đầu chào lại Mai. Thanh thấy thế giật giật áo Mai nói nhỏ: “ Sao phải chào, cô ấy có dạy mình đâu “
a. Em đồng ý với cách ứng xử của bạn nào? Vì sao?
b. Nếu là Mai em sẽ khuyên bạn điều gì?
c. Các em cần phải làm gì để có được cách ứng xử văn hoá trong trường học.
a) Trong tình huống trên, em nên đồng ý với cách ứng xử của Mai. Việc chào hỏi và tôn trọng người lớn là một giá trị văn hoá quan trọng, đặc biệt là trong nền giáo dục. Việc chào hỏi và đối xử tôn trọng cô giáo không chỉ thể hiện sự lễ phép của học sinh, mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh và giáo viên.
b) Nếu em là Mai, em sẽ khuyên Thanh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tôn trọng giáo viên và đối xử có văn hoá. Em có thể giải thích cho Thanh rằng giáo viên luôn là người có kinh nghiệm và kiến thức, và nếu em đối xử tốt với họ, em sẽ được họ giúp đỡ và hỗ trợ trong học tập.
c) Để rèn luyện cách ứng xử có văn hoá trong trường học, các em có thể làm những việc sau:
- Học sinh nên luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và tuân thủ các quy định an toàn y tế trong thời gian dịch bệnh.
- Học sinh cần thể hiện tình cảm và sự tôn trọng đối với giáo viên, nhân viên trường học và bạn bè bằng cách sử dụng các từ ngữ lịch sự và đúng mực.
- Học sinh cần có ý thức về việc giữ vệ sinh cá nhân và sạch sẽ trong trường học.
- Học sinh cần tránh hành động thiếu văn hoá như đánh nhau, cãi vã hay trêu chọc bạn bè.
- Học sinh nên học tập chăm chỉ và hoàn thành bài tập đúng hạn, đảm bảo không gây phiền cho giáo viên và bạn bè
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương thức chính của đoạn văn trên là?
b. Tìm 1 trường từ vựng trong đoạn văn trên
c. Tìm từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn trên
d. Nội dung của đoạn văn trên là?
đ. Đặt câu với từ từ tượng hình “lấm tấm”, từ tương thanh “ríu rít”
Vết sẹo
Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy.
Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lõm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm :
– Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.
– Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.
Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.
Theo Những hạt giống tâm hồn
Em học được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện kể trên ?
GIÚP MIK VỚI!!!GẤP GẤP!XIN CÁC BN ĐÓ!!AI TRẢ LỜI ĐÚNG MIK TICK CHO!!!
Em học được :
Dù mẹ có như thế nào thì chúng ta cũng phải yêu thương mẹ vì mẹ đã dành cả nửa cuộc đời để yêu thương , chăm sóc chúng ta.Trong câu chuyện trên mẹ chú bé đã hy sinh khuôn mặt vì chú bé nhưng chú bé lại không hề biết điều này.
Em muốn nhắn nhủ đến các bạn:
Trên đời này không có ai hoàn hảo cả nên đừng cảm thấy xấu hổ vì điều đó.Quan trọng là tính nết bên trong . Cho nên người ta có câu :"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."
Sau khi đọc câu chuyện em chợt nhận ra rằng em đang tốn thời gian đọc câu chuyện đó :v
qua cậu truyện trên em học được điều là phải biết yêu thương ,kính mến, tự hào về cha mẹ mình dù họ có ra sao đi chăng nữa