Từ khóa xuân trong bài có nghĩa là gì?
A. Khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng.
B. Ý nói khoảng không gian mùa xuân, theo kì.
C. Ý nói thời gian mùa xuân đang dần khép lại.
D. Cả 3 đáp án trên.
"cung với mùa xuân trở lại,tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra,và đập mạnh trong ngày mùa đông đánh giá"câu trên ý nghĩa là gì?
Bài văn trên nói về văn bản"Mùa xuân của tôi"
Câu trên có ý nghĩa: cho thấy niềm vui và hạnh phúc của tác giả khi mùa xuân của đất trời đang đến cận kề. Mùa xuân tới không chỉ mang đến sức sống rạo rực cho thiên nhiên mà còn cả sức sống mãnh liệt trỗi dậy trong tâm hồn con người. Qua đó ta thấy tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho mùa xuân nói riêng và thiên nhiên đất trời nói chung.
Hai câu thơ trên ngầm diễn tả về tuổi xuân của Kiều, trước lầu ngưng bích Kiều đúng là đã bị “khóa xuân”. Khóa xuân hay có nghĩa là nàng cũng đã quá lứa xuân thì, tuổi xuân đã qua mà giờ đây lại còn bị bán vào lầu xanh mới bẽ bàng làm sao. Mặt khác nó cũng hiểu đúng theo lời hứa của tú bà đối với Thúy Kiều đó là sẽ giam lỏng nàng nhưng không bắt nàng tiếp khách. Như vậy, câu thơ dường như có chút than thở, buồn phiền của nàng kiều về tuổi xuân của mình. Nghe như có chút thở dài khi nàng ở Lầu ngưng bích và nhìn về phía trước.
Sang câu thơ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. chúng ta càng hiểu rằng, chỉ có nàng Kiều với lầu ngưng bích và với thiên nhiên mà thôi, không hề có một bóng dáng con người thứ hai. Có lẽ chỉ khi ban đêm xuống nàng mới có trăng làm bạn, mới nhìn rõ cảnh non xa. Đây chính là câu thơ tả cảnh ban đêm chỉ có Kiều,ánh trăng và núi cô đơn vô cùng.
Qua đây ta cũng hình dung ra lầu ngưng Bích khá cao. Từ trên cao, nàng có thể nhìn ra xa mọi thứ được, có thể cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Kiều thẫn thờ từ lầu Ngưng Bích nhìn ra xa chỉ thấy bốn bề là cồn cái là bụi hồng mà thôi. Trong thời gian này nàng chỉ biết ngắm cảnh, lấy thiên nhiên làm bạn. Nhưng thiên nhiên cũng quá đỗi xa, rộng khó chạm vào.
Cát vàng cồn nọ chính là những cồn cát vàng nổi lên ở gần bờ biển rất cao, nhìn xa xa như những ngọn núi cát. Cồn cát tuy không có ánh mặt trời chiếu vào nhưng nó có màu vàng vì cát già hoặc là cát tách từ những núi màu vàng.
Bụi hồng dặm kia là do Kiều nhìn từ xa có vẻ như là đường đi rất đông người nên bụi bay mù mịt hoặc có thể chỉ là gió thổi mạnh và thấy bụi bay chứ không rõ có phải đường hay không.
Qua hay câu thơ cho thấy Kiều cũng chỉ hình dung ra cảnh mơ hồ vì ở quá xa. Như vậy chứng tỏ Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở một nơi mà khó có ai có thể thấy đồng thời nơi giam kiều khá cao cho nên cảnh vật Kiều nhìn thường xa, nhỏ bé và khó hình dung. Điều này làm cho Kiều dường như quá cô đơn lạc lõng giữa không gian. Không gian càng xa, càng nhỏ, càng khó nhận biết càng cho thấy con người quá nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn.
Ban đêm ở Lầu Ngưng Bích chỉ có ánh trăng và núi, ban ngày chỉ có cồn cát và bụi bay. Một người thê lương, một người cô đơn bị giam lỏng ở đây khi nhìn thấy toàn là cát với bụi thì sao tránh khỏi ngẫm nghĩ đến cuộc đời mình có khác gì cát bụi đâu. Đây chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Nhìn cảnh mà có thể biết được tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều. Vốn dĩ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ trên đều rất buồn cô đơn, trống vắng, lẻ loi. Cảnh thiên nhiên lại rất rộng lớn, mênh mông xung quanh chỉ trơ trọi cát và bụi mà không hề thấy sự sống. Như vậy con người lại càng nhỏ bé, cô đơn và dường như héo úa trong không gian này.
Chính cảnh thiên nhiên đó đã khiến cho Kiều có những suy nghĩ dưới đây:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Bẽ bàng ở đây hiểu đúng chính là chán ngán, buồn rầu. Đặt trong hoàn cảnh này thì giải nghĩa từ bẽ bàng như vậy là đúng nhất. Một số ý kiến cho rằng, bẽ bàng nghĩa là tủi hổ, là thẹn là xấu hổ… Nhưng trong hoàn cảnh nàng Kiều phải bán vào lầu xanh mà lại không hề phải tiếp khách, lại chỉ bị giam ở lầu Ngưng Bích vậy thì có gì mà phải xấu hổ? Vậy nên Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nghĩa là nàng vô cùng ngán ngẩm, chán nản với cái cảnh sáng thì nhìn mây, tối thì nhìn đèn, cuộc sống nhàm chán lặp đi lặp lại nhiều lần. Ý câu thơ cũng là tả được cuộc sống của lầu Ngưng Bích chỉ có thế thôi và nó cũng lột tả được tâm trạng của Kiều rất chán cuộc sống thế này, không có gì mới mẻ.
Sang câu thơ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng chúng ta có thể hiểu trong hoàn cảnh như thế này tấm lòng Kiều như bị xẻ làm đôi, Kiều có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Có thể nói, câu thơ muốn nói về tâm trạng rối bời của nàng Kiều, tâm trạng lúc này, lúc kia. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu nàng Kiều lúc vì tình mà ngắm cảnh, lúc vì cảnh mà sinh tình. Đây chính là cái tài của nhà thơ khi viết câu thơ có thể khiến chúng ta diễn tả theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt trong hoàn cảnh của Kiều để diễn tả cho chính xác.
Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.
Ý chính của bài thơ là gì?
a) Miêu tả mầm non.
b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:
a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)
b. trạng ngữ chỉ thời gian
c. phụ ngữ của cụm động từ
d. Câu đặc biệt.
a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”
c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Cảm nghĩ về mùa xuân . Bám sát vào dàn ý a. Mở bài: Một năm có bốn mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu cho một năm mới. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc,... b. Thân bài: * Biểu cảm về mùa xuân: + Cảm nghĩ của em với vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên mùa xuân. - Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc - Trăm hoa đua nở, khoe sắc, chim én chao liệng - Nắng xuân hây hẩy, nồng nàn. + Có thể hồi tưởng về một kỉ niệm đẹp của bản thân trong mùa xuân. - Hoạt động của con người. - Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân. - Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình,... + Cảm nghĩ của em đối với không khí và cuộc sống của con người trong mùa xuân. c. Kết bài: Nêu cảm xúc của bản thân về mùa xuân
Cổ Tích Bốn Mùa
Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói:
– ” Mùa Xuân ơi, hãy tin tôi, tôi thật lòng yêu em! Xin hãy ở lại với tôi, chúng ta sẽ cùng dạo chơi đến tất cả những nơi mà em muốn. ”
Nhưng! Mùa Xuân không yêu Mùa Hè và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên nóng bỏng…và cứ thế hè sang đỏ lửa!
Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu rất yêu Mùa Hè. Cô không muốn Mùa Hè phải buồn.
– ” Mùa Hè ơi, đừng buồn nữa! Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh, đừng đi anh nhé! ”
Nhưng! Với Mùa Hè, Mùa Xuân là tất cả và anh ra đi. Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt !
Thời gian rồi lại qua, Mùa Đông đến, mang theo cậu con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nước mắt của Mùa Thu làm Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Băng giá cảm thấy muốn đem lại hạnh phúc cho Mùa Thu:
-” Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài tình ca hay nhất. Hãy ở bên tôi Mùa Thu nhé! ”
” Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi! ”
Và Mùa Thu ra đi. Băng Giá buồn! Gió thổi mạnh. Chỉ trong một đêm thôi, mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết.
Mùa Đông thấy con như vậy thì buồn lắm. Bà nói:
– ” Tại sao con không yêu Mùa Xuân? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại cho con hạnh phúc ! ”
– ” Không mẹ ơi, con không yêu Mùa Xuân. Chúng ta hãy rời khỏi đây được không Mẹ? ”
Và họ ra đi….
Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng rồi, bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh:” Ôi tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn? ”
Và mọi thứ chung quanh như sống lại: cây cối tươi xanh, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc….
Phải chăng chúng ta cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn đòi hỏi những gì không dành cho mình? Chúng ta cứ luôn đợi chờ, hi vọng, rồi buồn, rồi khóc. Có biết bao nhiêu người như thế? Và có bao nhiêu người như Mùa Xuân, nhận ra con đường phía trước….??
m sẽ áp dụng
thank
cụm từ "không về" trong câu Mười, hai mươi năm Anh không về nữa của bài đồng dao mùa xuân có ý nghĩa gì ? theo em t/giả sd BPTT j
chắc kiểu nói giảm nói tránh để giảm bớt sự xót thương, buồn đau da diết trước cái chết của anh(kiểu anh lính,bộ đội)
mình đoán vậy bạn tham khảo nha
Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó?
Tham khảo:
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mùa xuân trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật. Với em, mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, của tuổi trẻ và của cả tình yêu.
Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa, dễ chịu chứ không gắt như mùa hạ, thế thôi nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp lan tỏa vào đất trời khiến cảnh vật như bừng tỉnh. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn. Em thích nhất là khi xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy, đó là sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, sắc trắng tinh khôi của hoa huệ, hoa lan...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Mùa xuân tới với bao hương sắc ngọt ngào, thử hỏi rằng có ai không động lòng trước mùa xuân!
Mùa xuân còn được xem là mùa của ước hẹn tuổi trẻ, mùa của tình yêu. Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp, lòng người như cũng khoan khoái hơn, trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Có lẽ bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm nên người ta cũng chọn đây là lúc khởi đầu của hành trình, của mơ ước. Nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau vì đều là lúc sung sức nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Như vậy, mùa xuân không chỉ là của đất trời, của cỏ cây hoa lá mà còn đưa chúng ta đến gần thiên nhiên hơn, cũng đưa người với người gần lại với nhau hơn nữa.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mùa xuân trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật. Với em, mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, của tuổi trẻ và của cả tình yêu.
Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa, dễ chịu chứ không gắt như mùa hạ, thế thôi nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp lan tỏa vào đất trời khiến cảnh vật như bừng tỉnh. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn. Em thích nhất là khi xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy, đó là sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, sắc trắng tinh khôi của hoa huệ, hoa lan...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Mùa xuân tới với bao hương sắc ngọt ngào, thử hỏi rằng có ai không động lòng trước mùa xuân!
Mùa xuân còn được xem là mùa của ước hẹn tuổi trẻ, mùa của tình yêu. Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp, lòng người như cũng khoan khoái hơn, trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Có lẽ bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm nên người ta cũng chọn đây là lúc khởi đầu của hành trình, của mơ ước. Nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau vì đều là lúc sung sức nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Như vậy, mùa xuân không chỉ là của đất trời, của cỏ cây hoa lá mà còn đưa chúng ta đến gần thiên nhiên hơn, cũng đưa người với người gần lại với nhau hơn nữa.