Các mặt của hình tứ diện là:
A. Tứ giác
B. Tam giác
C. Hình bình hành
D. Hình vuông
Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a. C/m tứ giác AMND là hình thoi.
b. C/m tam giác ANB vuông.
c. Tính tỉ số diện tích của tứ giác MBCN và tam giác ANB.
d. Nêu điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác ANCB là hình thang cân.
Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AB, N là điểm đối xứng với M qua I.
a) C/m tứ giác ANMC là hình bình hành
b) c/m tứ giác AMBN là hình thoi
c) Cho AB 4cm; AC = 6cm. Tính diện tích tứ giác AMBN
d) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì tứ giác AMBN là hình vuông ?
a) AM là trung tuyến (gt). => M là trung điểm của BC.
=> BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\) BC.
Xét tứ giác AMBN:
I là trung điểm của AB (gt).
I là trung điểm của NM (N là điểm đối xứng với M qua I).
=> Tứ giác AMBN là hình bình hành (dhnb).
=> AN = BM và AN // BM (Tính chất hình bình hành).
Mà BM = MC (cmt).
=> AN = MC.
Xét tứ giác ANMC:
AN = MC (cmt).
AN // MC (AN // BM).
=> Tứ giác ANMC là hình bình hành (dhnb).
b) Xét tam giác ABC vuông tại A:
AM là trung tuyến (gt).
=> AM = \(\dfrac{1}{2}\) BC (Tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông).
Mà BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\) BC (cmt).
=> AM = BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\) BC.
Xét hình bình hành AMBN: AM = BM (cmt).
=> Tứ giác AMBN là hình thoi (dhnb).
c) Tứ giác ANMC là hình bình hành (cmt).
=> NM = AC (Tính chất hình bình hành).
Mà AC = 6 cm (gt).
=> NM = AC = 6 cm.
\(S_{AMBN}=\dfrac{1}{2}.AB.NM=\dfrac{1}{2}.4.6=12\left(cm^2\right).\)
d) Tứ giác AMBN là hình vuông (gt).
=> \(\widehat{AMB}=90^o\) (Tính chất hình vuông).
=> \(AM\perp BC.\)
Xét tam giác ABC vuông tại A:
AM là trung tuyến (gt).
AM là đường cao \(\left(AM\perp BC\right).\)
=> Tam giác vuông ABC vuông cân tại A.
Cho hình bình hành ABCDcó AB=2AD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB và CD
a) chứng minh tứ giác AMND là hình thoi
b) chứng minh tam giác AND vuông
c) tính tỉ số diện tích của tứ giác MBCN và tam giác ANB
d) nêu điều kiện của hình bình hành ABCD đẻ túe giác ANCB là hình thang cân.
a,Ta co : AM=MB
Va : DN=NC
Ma AB=DC => AM=DN
Va AB//DC=>AM//DN
=>AMND la HBH
Ta lai co : AB=2AD
Hay AD=1/AB
=>AD=AM
Mà trong hình bình hành AMND co AM=AD
Thi AMND là hình thoi
cho tam giavs ABC cân tại A,M là trung điểm của AB, vẽ đường cao AD của tam giác ABC gọi E là điểm đối xứng với D qua H
a,chứng minh tứ giác AEBD là hình chữ nhật
b,chứng minh tứ giác ACDE là hình bình hành
c,tìm điệu kiện của tam giác ABC để tứ giác AEBD là hình vuông
d,chứng minh diện tích của tứ giác ABDE bằng diện tích tam giác ABC
Giải:
a) Ta có AM=MB và EM=MD ( đối xứng ) =>AEBD là hình bình hành
mà góc D = 90 (độ) => AEBD là hình chữ nhật
b) từ câu a =>AE//DC ; mà DC=DB (AD là đường cao của tam giác cân ABC =>là AD cũng đường trung tuyến)
=>ACDE là hình bình hành
c) để tứ giác AEBD là hình vuông thì:
như câu a thì AEBD là hình chữ nhật =>điều hiện là:AD=BD mà AD=BD =>tam giác ABC phải là tam giác vuông cân
d) S tam giác ABC= AD.BD/2 = AD.BD 1
S hình chữ nhật ABDE= AD.BD 2
Từ 1 và 2 =>S tam giác ABC = S hình chữ nhật ABDE (đpcm)
Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AD. Gọi M, N theo thứ tự là điểm đối xứng của B, D qua AC. Cm: a) Tứ giác ANCDlà hình thoi. b) Tứ giác ABDN là hình bình hành. c) Tứ giác BDNM là hình thang cân.
Cho tứ giác ABCD có K,E,F,G lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Chứng minh:
a) Tứ giác AKEC là hình thang.
b) Tứ giác KEFG là hình bình hành.
c) Tìm điều kiện của hai đường chéo AC,BD để tứ giác KEFG là hình thang.
d) Kẻ BH vuông góc AC. Biết BH=10cm, AC=15cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.
a) Chứng minh: Tứ giác ADME là hình bình hành.
b) Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
d) Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB=6cm, AC=8cm. Tính độ dài AM
Giúp mik với sắp kiểm tra học kì I rồi
a) Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB(gt)
M là trung điểm của BC(gt)
Do đó: DM là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒DM//AC và \(DM=\dfrac{AC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà E∈AC và \(AE=\dfrac{AC}{2}\)(E là trung điểm của AC)
nên DM//AE và DM=AE
Xét tứ giác ADME có
DM//AE(cmt)
DM=AE(cmt)
Do đó: ADME là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
b) Khi ΔABC cân tại A thì AB=AC
mà \(AD=\dfrac{AB}{2}\)(D là trung điểm của AB)
và \(AE=\dfrac{AC}{2}\)(E là trung điểm của AC)
nên AD=AE
Hình bình hành ADME có AD=AE(cmt)
nên ADME là hình thoi(Dấu hiệu nhận biết hình thoi)
Vậy: Khi ΔABC cân tại A thì ADME là hình thoi
c) Khi ΔABC vuông tại A thì \(\widehat{A}=90^0\)
Hình bình hành ADME có \(\widehat{A}=90^0\)(cmt)
nên ADME là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
Vậy: Khi ΔABC vuông tại A thì ADME là hình chữ nhật
d) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=6^2+8^2=100\)
hay BC=10cm
Xét ΔABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(M là trung điểm của BC)
nên \(AM=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
hay \(AM=\dfrac{10}{2}=5cm\)
Vậy: Khi ΔABC vuông tại A thì AM=5cm
cho tam giác nhọn ABC các đường cao BM,CN cắt nhau ở H gọi P là trung điểm của BC gọi D là điểm đối xứng của H qua P a, chứng minh rằng tứ giác BDCH là hình bình hành b,chứng minh rằng tứ giác BMCD là hình thang vuông c,nếu tứ giác BDCH là hình thoi thì tam giác ABC là am giác j vì sao d, gọi E và G lần lượt là hình chiếu của BvàC trên đường thẳng M chứng minh EM=GM
1.Cho tam giác ABC vuông tại A;dường trung tuyến AM.Gọi D là trung điểm của AB;E là điểm đối với M qua D
a,C/m tứ giác AMBE là hình thoi
b,Cho AB=3cm,AC=4cm.Tính diện tích hình thoi AMBE?
c,Tam giác ABC có điều kiện gì thì AMBE là hình vuông?
2.cho tam giác ABC nhọn và H là trực tâm.Các đường thẳng vuông góc với AB tại B,vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D
a,Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành
b,Có nhận xét gì về quan hệ giữa các góc A và D của tứ giác ABDC