Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 14:56

Em có thể kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.

Bình luận (0)
Chibi Usa
12 tháng 9 2017 lúc 14:19

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:

- Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:

- Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.



Bình luận (1)
Le Mymy
21 tháng 9 2017 lúc 10:55

Câu chuyện tấm lòng cao thượng sgk lớp 7

Bình luận (0)
Milkyway
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
13 tháng 9 2016 lúc 21:46

1) Rèn tính tự trọng:- Coi trọng , giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mưc đạo đức xã hội.

                                  -Cư xử đàng hoàng , đúng mực.

                                     -Biết giữ lời hứa

                                  -Luôn làm tròn trách nghiệm được giao phó.

                                 -Không để người khác phải trê chách, nhắc nhở.

2)

Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng “Thôi anh không mua đâu.

Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng “Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập” nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói

_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít.

3)

-Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.
        Joan Didion

-Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
                Khalil Gibran

-Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.
               Ngạn ngữ Tây Ban Nha

-Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.
            Thomas Carlyle

-Danh dự quý hơn tiền bạc.Đói miếng hơn tiếng đời. Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.

-Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.
Nguyễn Bá Thanh

-Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn.
                             Theodore Isaac Rubin

-Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
Hồ Chí Minh

-Đói cho sạch, rách cho thơm – Ca dao tục ngữ Việt Nam

Bình luận (0)
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
9 tháng 9 2016 lúc 20:39

“Vé số! Vé số! Chiều xổ đây!” Đó là tiếng rao của đứa trẻ trạc tuổi tôi mà mỗi lần đi ngang qua tiệm cà phê Ngọc Châu cạnh bờ hồ Trúc Giang thuộc trung tâm thị xã mà tôi thường nghe rất quen thuộc.

 

 

Thú thật là tôi không biết tên bạn ấy và cũng không rõ nhà bạn ây ở chỗ nào? Nghe tiếng rao chào mời dẻo quẹo, hay hay, tôi và Vượng dừng lại nhìn cậu bạn rao mời hết bàn này đến bàn khác: “Cặp vé số gánh đẹp lắm anh ơi, mua giùm em! Còn cặp này số đẹp rồng bay, hay ra lắm! Và đây nữa, cặp nguyên số thần tài, chú mua đi, chiều “dô” đây!”… Lời chào mời của cậu vừa dịu dàng vừa tha thiết, làm cho khách hàng không có ý định mua cũng phải xiêu lòng mua vài ba tờ. Bất chợt có một vị khách ăn mặc sang trọng vẫy cậu tới, nói:

–    Cặp “thần tài” bao nhiêu tờ hả cháu? –    Dạ, năm mươi ạ! Vị khách cầm lấy cặp vé số, rồi rút bóp đưa cho cậu tờ giấy bạc một trăm nghìn loại tiền mới. Cậu cầm lấy, vẻ mặt hớn hở, cám ơn vị khách. Vị khách đi rồi, cậu tần ngần nhìn theo như muôn gửi lời chào cám ơn. Thế rồi, cậu mân mê tờ giấy bạc. Bỗng cậu hớt hơ hớt hải đuổi theo vị khách. Vừa chạy cậu vừa kêu to: –    Chú gì ơi! Chờ cháu với! Chú trả dư tiền cho cháu một trăm ngàn, nè! Ông khách cảm động xoa đầu cậu, nói: –    Cảm ơn cháu! Cháu là một đứa trẻ thật thà trung thực có lòng tự trọng. Chú biếu luôn cho cháu đấy! –    Không! Cháu không nhận đâu. Chú mùa giùm cháu nhiều như thế là cháu cám ơn rồi. Nói xong, cậu nhét tờ giấy bạc năm mươi ngàn vào túi vị khách rồi tung chân sáo nhảy đi, miệng huýt gió bài gì đó không rõ. Chuyện về cậu bé bán vé số là thế. Nghèo mà không tham – một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng mà tôi và Vượng chứng kiến từ đầu chí cuối. Tôi rất cảm phục người bạn không quen không biết tên đó. Nếu có điều kiện tôi sẽ kết thân với người bạn ấy.

 

Bình luận (0)
~ Gril ~ ^_^
Xem chi tiết
Namikaze Minato
1 tháng 10 2018 lúc 19:45

Hoa và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền sinh hoạt Đoàn. An vốn dĩ nhà nghèo, bố mẹ đau ốm nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong ngừoi. Nên An đã quyết định vay tiền của Hoa để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Hoa ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn Hoa và hứa ba ngày nữa sẽ trả cho Hoa. Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Hoa, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền trả Hoa. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Hoa 60 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Hoa nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Hưng
Xem chi tiết
Friend
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Sáng
22 tháng 9 2016 lúc 19:51

tự trọng: không quay cóp, giữ lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi, giữ chữ tín, cư xử lịch sự, ăn mặc lịch sự 
thiếu tự trọng:sai hẹn, sống buông thả, không sửa lỗi,nịnh bợ nói dối, ăn mặc lôi thôi, nói năng càn quấy

Những điều chưa biết về "lòng tự trọng" của bạn 

Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của bạn đối với: 

- Giá trị bản thân. 
- Công việc bạn đang làm. 
- Những thành tựu bạn đạt được. 
- Suy nghĩ của bạn về người khác. 
- Lý tưởng sống. 
- Vị trí của bạn. 
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai. 
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn. 
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người. 
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình. 


Thế nào là lòng tự trọng thấp? 

Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều trên đối với chính mình. Chẳng hạn: bạn không đánh giá cao công việc mà bạn đang làm hay bạn cảm thấy sống không có mục đích và lí tưởng. 


Thế nào là lòng tự trọng cao? 

Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống. 

Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời. 

Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện. 


Lòng tự trọng có từ đâu? 

Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người. 


Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.

 

Bình luận (1)
Hướng Dương
22 tháng 9 2016 lúc 21:27

Bài 3: Tự trọngBài 3: Tự trọng

Bình luận (1)
diỄm_triNh_2k3
7 tháng 9 2017 lúc 19:59

....

Bình luận (0)
hue
Xem chi tiết
Lưu Trịnh Gia Hân
17 tháng 7 2021 lúc 16:50

chào bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quốc Đại
5 tháng 1 lúc 16:06

undefined

Bình luận (0)
Hoàng Thu Huyền
Xem chi tiết
khoi my
15 tháng 6 2018 lúc 15:43

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hường
15 tháng 6 2018 lúc 15:34

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 4 2017 lúc 11:03

Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

Bình luận (0)