Vì sao bọn giặc Pháp phải lén lút đem chị đi thủ tiêu?
A. Vì sợ bị phục kích.
B. Vì sợ người dân phản đối.
C. Vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối.
D. Vì sợ chị Sáu thoát thân.
Đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ".
Một tiếng hô: "Bắn".
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
Trích trong quyển Cẩm nang đội viên
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng khi chị bao nhiêu tuổi ?
A. Mười một tuổi.
B. Mười hai tuổi.
C. Mười ba tuổi.
D. Mười bốn tuổi.
Khi đang đi cắm trại ngoài thiên nhiên, A và B vô tình phát hiện một nhóm người có hành động lén lút đổ những thùng chất thải lớn xuống hồ. A định ngăn cản nhưng B không đồng ý vì sợ bị nhóm người đó làm hại. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách nào để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Rủ B đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an
B. Đồng ý với B vì xử lí việc này là trách nhiệm của công an
C. Không thoải mái với ý kiến của B nhưng im lặng và bỏ về
D. Lấy điện thoại quay video và đưa lên Facebook
Việc tố cáo những hành vi trái pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân. A và B nên đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an để được giải quyết một cách tốt nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Đố bọn cậu biết vì sao trong lớp con trai đều sợ tớ và gọi tớ là chị
tại m dữ chứ sao. Ko dữ thì ác. Ko ác thì chịu
Khi biết con mình là chị Y có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kịch liệt phản đối vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các
A. Gia đình
B. Tôn giáo
C. Dân tộc
D. Công dân
Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
Đáp án cần chọn là: B
Anh Phong và Chị Vân đã kết hôn rồi nhưng tại sao lúc hẹn hò họ vẫn phải lén lén lút lút sợ người khác thấy?
Ai trong số chúng ta cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Người ta dựa vào ưu điểm làm nền móng cho sự tự tin và thường che dấu nhược điểm với người ngoài, phần nào vì sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh. Vì nhận thức bản thân còn chưa vững, đa số người trẻ chẳng dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống. Nhưng chẳng hiếu sao càng đè nén, càng chối bỏ, người ta càng cảm thấy bất an với chính mình. (..) Chẳng hiểu từ lúc nào, người ta có thiên hướng nghĩ rằng, cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân để có thể phát triển được. Cũng chính vì điều này, cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng mạnh mẽ, càng khiến chúng ta khổ sở, tự ti và cảm giác tiêu cực về chính mình. Tôi cũng đã từng bị ám ảnh bởi sự kém cỏi và ghét bỏ bản thân vì những nhược điểm của mình. Mãi về sau tôi mới nhận thức được : nhược điểm thực chất là ưu điểm nguy trang. Và "nó chỉ thích sống trong thế giới của riêng nó" (Trích nhược điểm có đáng ghét đến thế?" - Trần Thị Thùy Trang ) Câu 1; Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi nào? Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích? Câu 3:, anh/chị hiều như thế nào về câu nhược điểm thực chất là ưu điém nguy trang"? Câu 4: anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?
Câu 1: Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh và không dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống.
Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích là đưa ra thông điệp được tóm gọn lại của bài văn, giúp cho người đọc hiểu hơn về nhược điểm của bản thân mà không tự ti không cố gắng đè nén nghiêm khắc bản thân mình. Từ đó, con người ta sẽ không còn thói chỉ trích, chê bai chính mình hay mọi người xung quanh, xã hội dần có tình yêu thương hơn và ngày càng phát triển hơn.
Câu 3: Anh/chị hiều như thế nào về câu "nhược điểm thực chất là ưu điểm ngụy trang"?
Em hiểu rằng đôi khi nhược điểm của mình làm mình thấy tự ti, cố gắng giấu nó đi nhưng trong một hoàn cảnh cam go khó khăn nào đó thì nó lại giúp mình tìm lại an toàn, sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải những gì chưa tốt, những cái xấu của bản thân mình đều là "ưu điểm ngụy trang", bản thân ta cũng cần biết rằng mình luôn phải hoàn thiện phát triển bản thân hàng ngày nhưng đồng thời không cần thấy tự ti vì nhược điểm của mình.
Câu 4: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?
Em suy nghĩ rằng khi con người ta đã khắt khe, nghiêm khắc với chính bản thân mình (cái mà từ khi sinh ra họ đã yêu thương nhất) thì đó cũng là lúc trong lòng họ ngày càng có nhiều sự chỉ trích, phê bình đến chính bản thân họ. Dần dần, nhược điểm không mất đi nhưng con người hay chỉ trích phê phán trong ta lớn hơn mỗi ngày khiến ta bắt đầu soi mói đến cả nhược điểm của người khác, đó chính là con người chỉ trích phê bình trong ta càng lớn. Điều ta thực sự cần làm là cố gắng hoàn thiện bản thân, không ép bản thân hoàn hảo hết mọi điều và từ đó tìm đến sự cảm thông cho lỗi lần, yếu điểm của mọi người xung quanh ta.
Một kẻ xấu dẫn một cô bé 8 tuổi đi sâu vào rừng cô bé nói: \"cháu sợ lắm, sợ lắm!\" và bắt đầu khóc tên kia trả lời: \"sợ à? ta còn sợ hơn bé nữa cơ, vì ta sẽ phải về nhà một mình\" vì sao
vì cô bé khóc sẽ bị phát hiện
nghĩ vậy
#Fake Love#
vì nhà ổng ở bên kia khu rừng và hk dám ik 1 mình nên dẫn cô bé ik theo cho đỡ sợ :v
Đúng kh v :)
THỬ HỎI EM SỢ GÌ NÀO?
...Nhân vật vệ sĩ trong phim cùng tên (The Bodyguard) trấn an một cậu bé, rằng:"Ai cũng phải sợ một điều gì đó. Sợ cũng là một điều hay. Vì nó cho thấy ta còn quan tâm.Ta vẫn còn một thứ quý giá gì đó để lo mất.
Đúng vậy, ta không muốn mất đi một người bạn, mất đi những người thân, bởi chúng ta sợ phải sống cô đơn giữa đời.
Ta không muốn làm người giận bởi vì ta sợ hãi một môi trường sống thiếu ấm áp,không thân thiện .ta không muốn phải đối diện với cọp beo bởi ta sợ mất mạng sống , mất sự tồn tại an toàn.
Ta không muốn chiến tranh vì ta sợ mất đi đới sống hài hòa,an vui,thanh bình . Ta không muốn làm điều phi nghĩa vì sợ quả báo.
Ta không muốn sống thiếu lành mạnh vì ta sợ nỗi an nguy cho gia đình và sức khỏe bản thân mình . Ta không muốn làm điều phi pháp vì ta sợ mất tự do vào vòng lao lý...
...Trí tuệ giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi . Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Ngọn đuốc ấy chính là đuốc tuệ.
(Đoàn Công Lê Huy, "Gửi em, mây trắng", NXB Kim Đồng, 2016, trang 69-70-74)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Trong đoạn trích, vì sao "Nhân vật vệ sĩ" cho rằng "Sợ cũng là một điều hay"?
b) Điểm giống nhau của các nỗi sợ cụ thể được tác giả liệt kê trong đoạn trích là gì?
c) Qua đoạn trích, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
HELP ME, PLS!!!TKS!!!ĐỀ THI ĐỘI TUYỂN MÔN NGỮ VĂN CỦA TRƯỜNG BÉ, GIÚP BÉ VỚI!~ARIGATOU~
1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
- Nhân vật vệ sĩ cho rằng "Sợ cũng là một điều hay" vì khi ta còn biết sợ là khi còn quan tâm, ta vẫn còn một thứ quý giá gì đó lo mất đi.
2. Điểm giống nhau giữa các nỗi sợ được liệt kê là đó là nỗi sợ thuộc về thế giới tâm hồn, những cảm nhận của con người, quan trọng, có ý nghĩa với cuộc đời mỗi người.
3. Mỗi người đều có những nỗi sợ nhưng trí tuệ giúp chúng ta vượt qua sợ hãi. Phải biết trân trọng cuộc sống với những hạnh phúc bình dị mà mình đang có.