Cuộc Duy Tân Minh Trị tác động như thế nào đến nước Nhật và các nước Châu Á
Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX những quốc gia Châu Á nào đã tiến hành thành công con đường cải cách duy tân đất nước? Công cuộc cải cách duy tân đã có tác động, ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia này và những yếu tố tạo nên sự thành công đó?
Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX những quốc gia Châu Á nào đã tiến hành thành công con đường cải cách duy tân đất nước? Công cuộc cải cách duy tân đã có tác động, ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia này và những yếu tố tạo nên sự thành công đó?
Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp
C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc
Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp
C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc
Đáp án cần chọn là: B
Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX để lại cho các nước ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là
A. Muốn cải cách thành công phải có cơ sở kinh tế- xã hội vững chắc
B. Cải cách chỉ có thể thành công khi nền độc lập dân tộc chưa bị xâm phạm
C. Cải cách chỉ có thể thành công khi phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối
D. Muốn cải cách thành công phải có sự ủng hộ của quần chúng
Thực tế từ cuộc cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX đã cho thấy cải cách chỉ có thể thành công khi phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lật đổ được chế độ Mạc phủ, nắm được thực quyền thì mới có thể tiến hành cải cách. Ở giai đoạn sau đó, nước Nhật tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc khi gần như không trải qua giai đoạn tự do cạnh tranh. Nhà nước giữ vai trò tuyệt đối trong việc đưa ra những chính sách để điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy đất nước phát triển.
Đáp án cần chọn là: C
vì sao các nước châu á cần học theo cuộc duy tân minh trị
Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 01/1868 , sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa-giáo dục….
Về chính trị : Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của từng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
Về quân sự: Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài.
Về giáo dục: Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cuoc-duy-tan-minh-tri-c86a10398.html#ixzz5VnGhXkxh
Dựa vào kết quả của trào lưu cải cách duy tân cuói thế kỉ XIX ở Việt Nam và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân?
Dựa vào kết quả của trào lưu cải cách duy tân cuói thế kỉ XIX ở Việt Nam và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân?
Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
* Liên hệ với Việt Nam:
- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình
+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến
⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
1)Hãy so sánh chế độ chính trị và chính sách đối ngoại của Anh và Mỹ?
2)Vì sao Anh được được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân?
3) Tác dụng của những thành tựu khoa học kĩ thuật đối với kinh tế, xã hội loài người như thế nào?
4) Vì sao cuộc cải cách duy tân Minh Trí ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX lại co ảnh hưởng lớn đến các nước Châu Á lúc bấy giờ?
2.Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
Câu 4: Trả lời:
Ngắn gọn, xúc tích nha!
Cuộc Duy Tân là cuộc cải cách làm cho các sĩ phu yêu nước của nhiều được cũng lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Lấy cải cách Duy Tân Minh Trị là gương để thực hiện tốt hơn.
Câu 2: Vì Anh lấy lợi nhuận chủ yếu từ việc xâm chiếm và khai thác các nước thuộc địa. Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Anh còn thực hiện các chính sách vơ vét ở các nước thuộc địa. Anh chủ yếu đầu tư công nghiệp vào các nước thuộc địa, thu lợi và lấy các nước thuộc địa làm nơi tiêu thụ hàng hóa ế, thừa. Các công ty, cơ sở thuộc địa của Anh dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn và phụ thuộc, thu về những khoản lợi nhuận lớn.