Em hãy viết 1 bài văn tả con vật:Giúp mình nhá mình thấy hay mình tick nhá:)
Đề bài :em hãy tả lại nơi mình đang sống
Ai nhanh mk tik cho nhá
Từ đầu đến giờ, các bạn đã được nghe nhiều về thành phố lớn, về một thị xã du lịch. Các bạn cũng đã được bạn Hoài kể cho nghe về một vùng quê yên bình, hiếu học và cũng rất đẹp nữa. Bây giờ, các bạn hãy nghe mình kể về một buôn làng thuộc một vùng núi - nơi mình được sinh ra và lớn lên ở đó nhé.
Mình sinh ra và lớn lên tại buôn Chư Lênh thuộc vùng Tây Nguyên. Cũng như bao nhiêu buôn làng khác ở núi rừng Tây Nguyên, buôn Chư Lênh của mình thuộc vùng rừng núi. Quê mình đẹp lắm. Nơi ấy có rừng xanh bạt ngàn. Mỗi mùa thiên nhiên lại có một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc. Hội xuân tổ chức rất vui. Người người trong những bộ quần áo nhiều màu sắc cùng đổ về căn nhà sàn của buôn để vui hội. Mùa hè, trời không nắng gắt. Cây cối nhiều đã đem lại bóng mát cho con người. Mùa đông, trời tiết có lạnh hơn, nhưng bếp lửa hồng và ché rượu cần đã sưởi ấm lòng người. Vui nhất, hạnh phúc nhất, trang trọng nhất là ngày buôn mình đón cô giáo đến mở trường học cho buôn mình. Mới sáng sớm, căn nhà sàn người đã chật ních như đi hội. Trưởng buôn đứng ở giữa nhà để đón cô giáo người khách quý sẽ đem cái chữ về cho dân làng. Buổi đón tiếp thật giản dị mà cảm động. Ai cũng háo hức để được gặp cô giáo. Mình rất yêu buôn Chư Lênh của mình. Sau này, lớn lên, mình sẽ làm cô giáo để về buôn dạy cái chữ cho các bạn nhỏ của quê hương.
Viết một bài văn kể về thầy(cô)giáo của em.
Không coppy mạng nha và dài,sáng tạo một tí nhá
Giúp mình với mình đang gấp!!!!!!!
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
rong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn: gõ mỏi cả tay
Các bạn hãy viết một bài văn tả về xóm làng ở quê nội hoặc ngoại của mình nhé. 5 bạn có bài văn hay mình sẽ kết bạn nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mẹ.
Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.
Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng chính là quê ngoại của em. Nơi đây, cuộc sống nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định. Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.
Nhân ngày 20/11 trường em tổ chức hội thi vẽ tranh. Hãy tả lại bức tranh mà em hoặc bạn em đã vẽ để dự thi.( Viết thành bài văn giúp mình với ai nhanh mình sẽ tick. Cảm ơn nhiều nha!!! :-)
ò chắc được ó hihi mị cũng có lần nè
Viết một bài văn nói :
Đề bài hãy tả lại một người anh , chị ,em họ của mình
Em trai của em lên bốn tuổi, tên là Quang. Nó béo tròn nên cả nhà gọi nó là cu Mít. Nước da nó trắng hồng, tóc tơ, vầng trán rộng, đôi mắt đen trong sáng. Nó thích đá bóng và đùa với con mèo mun. Bố mẹ và em rất yêu quý cu Mít. Em Quang vẫn hát:" Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..". Em vừa hát vừa múa. Đôi chân vòng kiềng nhún nhảy thật ngộ nghĩnh.
lê phương anh béo tròn thì ko có lí do gì để gọi là cu mít
Béo tròn của mk có nghĩa là múp míp nên gọi nó là cu Mít
Hãy viết 1 đoạn văn mở bài tả cảnh buổi trưa hè theo cách gián tiếp
Hãy viết 1 đoạn văn kết bài tả cảnh buôir trưa hè theo cách mở rộng
Mai mk pk nộp bài rồi .
Ko chép mạng nhá .
Thanks
Cách gián tiếp là :Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Cách mở rộng là :Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”, những lời hát da diết và đầy tràn cảm xúc đã thể hiện được những nỗi nhớ mong da diết trong tâm hồn của mỗi người giá trị đó đã để lại cho mỗi người những cảm xúc rất đặc biệt vả nó da diết đến vô cùng .Đặc biệt hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Hãy phân tích tâm trạng lão Hạc khi bán cậu Vàng bằng 1 đoạn văn .
Làm nhanh giúp mình nhá , mai mình kiểm tra rồi
Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng, có thế thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “ cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật mà con trai lão rất thương yêu.
Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ân hận vì già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai.
Bộ dạng, cử chỉ lão Hạc khi kể lại với ông giáo chuyện bán chó
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
* Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàng, chúng ta nhận ra đây là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực.
Đặc biệt, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ.
Từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ,
có lẽ lão vừa mong mỏi đợi chờ vừa luôn mang tâm trạng ăn năn,
cảm giác “mắc tội” vì không lo liệu nổi cho con.
Người cha tôi nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho
con bán vườn lấy vợ.
Tham khảo nhé!!!
Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Vợ lão đã chết từ lâu,giờ thằng con lão lại sinh ra thế,lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó Vàng,kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi.Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất ấy,lão cũng không có quyền giữ.Mất con chó,lão nông khốn khổ này đã đau khổ day dứt không khác gì mất đi một người thân.
Lão Hạc quý con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu hết cả chỗ tiền còn lại.Lão đành bán chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm.
Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót thật.Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ông giáo chẳng biết nói sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.
Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.Lão nói “Khốn nạn…Ông giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm.
Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo.Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yên phận nó.Còn lão,lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật.Cậu Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau nhói khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.
Nguồn : google
Hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...) Lớp 6
Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.
Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.
Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.
Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.
Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.
Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình.
Bài làm tả Mẹ:
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.
Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.
Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.
Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.
Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.
Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.
Bài làm tả ông Nội:
Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em.
Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào.
Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu.
Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe.
Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết.
Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
Bài làm tả Bà Nội:
Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.
Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.
Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.
Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.
Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.
Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn tả về người bạn thân nhất của mình bằng Tiếng Anh.
Ai nhanh mình tick cho. Nhớ KẾT BẠN VỚI MÌNH NHÉ vì nick này mình mới lập nên chưa có người bạn nào cả.
My best friend name's Như.
She has long black hair and big eyes.
She is light.She play badminton with me.
She swimming.And she eat noodles
and drink orange juice.
I love my best friend
My best friend in high school is Lan. Lan sits next to me in class, eats with me at break time, and hangs out with me after school. She has long and beautiful hair; my mother always says that I need to pay more attention to my hair so it can be pretty as hers. I am good at English while Lan is excellent in Math, therefore we can help each other every time one of us has trouble in understanding those subjects. Besides our study, Lan is always by my side whenever I feel upset. I tell her everything, and only her can know my true feelings. We have been best friends since our young age, and I will keep this friendship forever.
Tham khảo nha!
My best friend in high school is Lan. Lan sits next to me in class, eats with me at break time, and hangs out with me after school. She has long and beautiful hair; my mother always says that I need to pay more attention to my hair so it can be pretty as hers. I am good at English while Lan is excellent in Math, therefore we can help each other every time one of us has trouble in understanding those subjects. Besides our study, Lan is always by my side whenever I feel upset. I tell her everything, and only her can know my true feelings. We have been best friends since our young age, and I will keep this friendship forever.
Hc tốt #