Những câu hỏi liên quan
Đào Thị Hương Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
1 tháng 3 2016 lúc 15:09

+ Đặc điểm dân số:

- Dân số nước ta (năm 2002 là 79,7 triệu, năm 2014 khoảng 90 triệu người),

- Dân số đông và gia tăng nhanh, từ năm 1954 đến 1960 tăng 3%,

- Tỷ suất sinh tương đối thấp. Hiện nay tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,43%, thành thị 1,12%, nông thôn: 1,52%.

+ Hậu quả tăng dân số nhanh:

- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói....

- Về xã hội: Khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông.

- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm.

Bình luận (1)
cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 14:38

  Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh. 

a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 

- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào, 
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng, 
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v... 

b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường 

- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. 
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút. 

c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống 

- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu". 
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần. 

Bình luận (0)
Đỗ Thái Bảo
Xem chi tiết
hima
15 tháng 11 2021 lúc 20:12

 1.MT xích đạo ẩm : nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.

 MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

 MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

2. +việc gia tăng dân số ở đới nóng dẫn đến bùng nổ dân số

+hậu quả của việc đô thị hóa tự phát triển ở đới nóng:-đối với đời sống:làm đời sống khó cải thiện

-làm giao thông qua lại ùn tắc

-đối với môi trường:ô nhiễm môi trường ở,môi trường không khí,môi trường nước.

-sinh hoạt khó khăn

-cảnh quan thành phố xấu đi

3. - Nguyên nhân của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Thiên tai, chiến tranh, nạn nghèo đói, sự phát triển giàu nghèo

+ Thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả của việc di dân tự do ( tự phát ) :

+ Tác động tiêu cực đến tài nguyên, thiên nhiên, môi trường

+ Tác động mạnh mẽ tới diện tích đất, vấn đề việc làm, kinh tế xã hội

+ Ô nhiễm môi trường, sự phân bố bấp bênh, phúc lợi xã hội

4. Nguyên nhân ô nhiễm không khí : Do sự phát triển công nghiệp, khí thải từ phương tiện giao thông, sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử, cháy rừng,...

Hậu quả : Tạo ra nhưng trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người . Khí thải còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng hai cực tan, mực nước biển dâng cao, đe dọa cuộc sống con người. Khí thải còn làm thủng tầng ozon gây nguy hiểm cho con người . Ô nhiễm phóng xạ đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng .

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước : Các váng dầu ở vùng ven biển, hất thải từ các nhà máy, lượng thuốc trừ sâu và phân hóa học dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt,..

Hậu quả : Tạo ra thủy triều đen, thủy triều đỏ, làm nhiễm bẩn nguồn nước biển, sông , hô,..làm chết ngạt các sinh vật trong nước và gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người .

Biện pháp : - Thực hiện nghị định Ki-ô-tô

-Xử lí chất thải từ nhà má trước khi đưa vào khí quyển

-Tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường

-Ngăn chặn việc cháy rừng

-Trồng rừng phủ xanh đồi trọc

- Không thải rác bừa bãi

- Hạn chế thải khí thải ra khỏi môi trường

 

Bình luận (0)
Chip Say Hii
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 14:30

 

Tham khảo!

Câu 1:

 

 Trung Quốc  
2 Ấn Độ  
3 Hoa Kỳ  
4 Indonesia  
5 Pakistan  
6 Brasil  
7 Nigeria  
8 Bangladesh  
9 Nga  
10 México  
11 Nhật Bản


+ Đời sống được cải thiện, những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.Nguyên nhân:

+ Nhu cầu về lực lượng sản xuất: các quốc gia kém phát triển có nhu cầu về nguồn lao động chân tay cao.

+ Quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,...

- Hậu quả:

+ Tạo sức ép đối với các vấn y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, tài nguyên, môi trường,...

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội;

+ Gia tăng các tệ nạn xã hội,...

 

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 14:44

bn ơi mình lộn nhé!

sửa lại là:

Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc địa  châu Á, châu Phi  Mỹ Latinh

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 14:49

Tham khảo!

Câu 3:

Khí hậu môi trường nhiệt đới

Đúng như tên gọi của nó, khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.

20oC là nhiệt độ trung bình hàng năm. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.

Đặc điểm của môi trường nhiệt đới

Bên cạnh điều kiện khí hậu, sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường nhiệt đới thể hiện ở các đặc điểm khác như sinh vật, địa hình, sông ngòi và đất đai.

Sinh vật

Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.

Nhìn chung, thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ nhiệt đới hay còn gọi là xavan, tiếp là vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với những đám cây bụi gai được gọi là nửa hoang mạc.

Địa hình, sông ngòi

Địa hình của môi trường nhiệt đới đa dạng, từ các vùng núi cao, đến vùng đồi, đồng bằng. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.

Đất đai

Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.

Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.

Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đớiThuận lợiVới nền nhiệt độ cao và nắng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.Ngoài ra, đối với hoạt động nông nghiệp còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh nhờ điều kiện nhiệt ẩm dồi dào.Các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới gió mùa luôn được đa dạng, là nguồn cung lớn trên toàn thế giới. 

Bình luận (2)
Phúc Trần
Xem chi tiết
KDX
20 tháng 12 2016 lúc 20:22

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

Bình luận (2)
Duong Dinh Hung
2 tháng 1 2017 lúc 19:53

trả lời đúng rồi

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
7 tháng 4 2017 lúc 23:05

Hậu quả

Nguyên nhân

BpĐịa lý dân cưĐịa lý dân cưĐịa lý dân cư

Bình luận (0)
Đặng Đức
Xem chi tiết
Hạ Hoa
Xem chi tiết
đào lâm oanh
8 tháng 10 2018 lúc 19:59

Bùng nổ dân số :
+ Dân số tăng nhanh và đột biến gọi là bùng nổ dân số. 
+ Xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới đạt 2,1%. 

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số :
- Do dân số tăng quá nhanh, tỉ lệ sinh cao.

Hậu quả :
- Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đôi với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường,diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt,thiếu nước sạch,...

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
3 tháng 2 2016 lúc 16:42

1. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh:


- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 

- 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.

- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.

- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:

+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…

+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.

+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.

+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.

Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.

* Hậu quả dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:

+ Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).

+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. 

+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp. 

Ba chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.

- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:

- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:

+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.

+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.

+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.

- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

2. Vì thành thị dân số đông

--> Nhu cầu tìm việc làm nhiều --> Thiếu việc làm
Nông thôn dân số ít
--> Không có việc làm--> Thất nghiệp

3. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước

- Tốc độ phát triển nhanh
- Mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- Phân bố chủ yếu dựa vào các nhân tố như dân số, nền phát triển kinh tế.

Bình luận (10)
Học nữa học mãi cố gắng...
3 tháng 2 2016 lúc 16:46

Liên Hồng Phúc trả lời đúng rùi

Bình luận (1)
Lê Quang Minh
5 tháng 11 2017 lúc 21:48

uk

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
27 tháng 1 2016 lúc 15:26

a) Chứng minh rằng sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí.
– Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao; trung du, miền núi: dân số ít, mật độ dân số thấp trong khi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
– Dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với dân cư thành thị.

 Nêu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp giải

1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta đặc biệt là các khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày tại những thành phố này ước tính khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, trung bình có tới trên dưới 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội trong khi đó chúng chưa được xử lý mà được đổ thẳng ra ao hồ, sông lớn làm cho tình trạng ô nhiễm cứ liên tiếp được diễn ra.

Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao. Trung bình khoảng 7000 m3 nước thải được đưa ra mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được sử lý. Có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng cũng chỉ là để đối phó và không có tác dụng trong việc xử lý nước thải. 

Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.
 

 


2. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước

Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.

Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.

3.Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm

Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
 

 


Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…

Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng như đầu tư xây dựng các dự án cũng cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.

 

 

 

Bình luận (0)
Lê Tấn Sanh
27 tháng 1 2016 lúc 14:30

* Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
          + Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng S tự nhiện ở đồng = chỉ chiếm 20% S cả nước, cho nên mật
độ dân số trung bình ở vùng đồng = rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993);
ĐBSCL là 393 người/km2 (1993)

          + Miền núi trung du nước ta có S tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền
núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2
(riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng =, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
           + ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà
Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn
ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
           + ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là1172
người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, NĐịnh, NBình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; HDương,
HYên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả
nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa
phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình = phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn
những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang
nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của N2.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng = với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với
nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và
Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ
nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó
vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm
khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn
nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - N2 mạnh thì sẽ đông dân
hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do
ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở
ĐBSH chủ yếu = sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so
với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là HPhòng, HNội, NĐịnh và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của N2 về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa
các vùng: Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 ® nay N2 đã đưa hàng vạn lao động từ đồng = vào Tây Nguyên khai
hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân
nêu trên.

* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng =: trong khi đồng = dân số tập trung rất đông nhưng tài
nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn ® việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng
cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng
dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không
đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng = và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung
rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh ® nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:
- Cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH để giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm tỉ lệ gia tăng nguồn lao động sao cho cân đối
với tiềm năng tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế ở cả nước.

- Cần phải tiến hành phân bố lại, điều chỉnh lại hợp lý dân số trên địa bàn ở cả nước và giữa các ngành kinh tế = cách di dân
từ các vùng đồng = đông dân mà trước hết từ ĐBSH, DHMT…đi Tây Nguyên, Tây Bắc vào ĐBSCL khai hoang phát triển kinh tế
mới.

- N2 ta cần phải vạch ra được những chính sách thật hợp lý, ưu tiên với hộ di dân về mặt kinh tế để họ có đủ điều kiện về vật
chất đi khai hoang định cư trên những vùng đất mới.

- N2 ta cần phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng các CSVCKTHT ở miền núi, trung du: như xây thuỷ điện, lâm trường, nông
trường…để tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ các vùng đồng =, đô thị lên định cư và khai hoang các vùng kinh tế mới ở
miền núi và trung du.

Bình luận (0)
Trần Thị Yến Nhi
29 tháng 11 2017 lúc 19:40

Cost

Bình luận (0)
Nguyễn Quý Trung
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
28 tháng 11 2021 lúc 18:11

Câu 1: 

- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.

- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

Câu 2

Có 2 loại quần cư

Đặc điểm các loại hình quần cư:

- Quần cư nông thôn :

+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản,buôn,...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao

+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

Câu 3

Môi trường xích đạo ẩm:

-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

-Có khí hậu nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 25 độ C

-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm

-Độ ẩm cao, trên 80%

-Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn

Nhiệt đới:

-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu

-Nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 20 độ C

-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm

- Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp

- Sông ngòi có hai mùa nước: lũ và cạn

-Đất Feralit

 

Nhiệt đới gió mùa:

-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á

-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

-Lượng mưa trên 1500mm trên năm

-Thời tiết diễn biến bất thường

-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4

-Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa nước

-Tập trung đông dân

-Tùy thuộc vào lượng mưa mà có các thảm thực vật khác nhau

Câu 4

Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển

Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao

Là học sinh em có biện pháp bảo vệ không khí: cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), đừng vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.

Bình luận (0)
người bán muối cho thần...
28 tháng 11 2021 lúc 18:12

Câu 5

khắc nghiệthoang mạc bằng cách tự  chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Bình luận (0)
Đặng khánh linh
Xem chi tiết
Công chúa tuyết
26 tháng 3 2018 lúc 18:09

 Vùng núi Đông Bắc:

+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung  của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình.

+ Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m.

- Vùng núi Tây Bắc

+  Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.

            + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt -  Trung (thuộc tỉnh Lào Cai) tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Bình luận (0)