Những câu hỏi liên quan
bé nga
Xem chi tiết
nguyễn thị kim huyền
21 tháng 1 2019 lúc 20:55

MÌNH CHO DÀN BÀI ( cậu tự viết)

I. Mở bài: nêu vấn đề cần nói
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiểu thảo của con người Việt Nam.

II. Thân bài
1. Hiếu thảo là gi?

Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹBiết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tôt tiên

3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng taHiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hộiSống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi ngườiNgười có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọngKhi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạnGiá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảoLòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình

4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?

Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹBạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về giàCư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cải lạiYêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo

5. Phê phán những người không hiếu thảo
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

III. Kết bài

Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹCần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
Bình luận (0)
Vũ Cường
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
1 tháng 10 2021 lúc 11:10

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Thành Nam
Xem chi tiết
lê quang minh
Xem chi tiết
Cao Văn Đạt
Xem chi tiết
Tòi >33
20 tháng 3 2022 lúc 6:54

tham khảo

Trong những ngày đầu năm 2020 . Cả thế giời đang rất xôn xao về một loài virut nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm . virut ấy tên corona . corona lần đầu được phát hiện ở Vũ Hán , Trung quốc . virut ấy đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng vô tội . Trong khi tình hình thế giới đang chuyển biến ngày càng xấu đi. Thì đất nước Việt Nam chúng  ta có tính hiện rất tốt . Cả nước Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào. Trong khi cả nước đang đồng lòng chống dịch .Những hành động thiện nguyện ý nghĩa như: Hiện nay khi cả nước ta và nhiều bạn trẻ trong và trên tgioi gia sức chống dịch viên phổi cấp do N covid 19 gây ra . Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng đối mặt với gian khổ để tuyên chuyền cách phòng chống dịch bệnh , nghiên cứu làm ra nước rửa tay sát khuẩn , khuyên góp tiền ,mua khẩu trang phát cho mọi ngườinhư phát khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, giải cứu thanh long, dưa hấu cho bà con nông dân khi cửa khẩu bị ngưng trệ vì dịch bệnh ,các nhà sư phát gạo miễn phí , ATM gạo giúp đõ người khó khăn .  vào những ngày trong mùa dịch thì ta mới thấy tinh thần đoàn kết , yêu thương đồng bào của người việt đối  với người Việt .  Từ người trẻ đến  người già không ai là không đòng lòng chống dịch  các bạn ấy có  tấm lòng đoàn kết rất tốt  . nó làm cho mọi người ấm lòng vào mùa dịch bệch  tinh thần ấy giấy cho mọi người vượt qua khó hăn trong mùa dịch Nhưng lại có những hành động thiếu ý thức "vô văn hóa , không biết suy nghĩ "  , " giả nghèo " đi xe sang trọng vào lấy gạo phát từ thiện của người nghèo hay không đeo khẩu trang bị công an nhắc nhở nhưng lại có những hành động lăng mạ xúc phạm danh dự công an. Những người ấy không có ý thức học đang đi ngược lại với sự  chống  dịch của đất nước  .Em mong những hành động ấy không báo giờ xãy ra nữa 

Bình luận (0)
Ythuat
Xem chi tiết
PHK27
Xem chi tiết
Minh khôi Bùi võ
15 tháng 4 2022 lúc 20:10

tham khảo
Nền tảng để làm nên sự khác biệt giữa con người với động vật chính là ở khía cạnh tình cảm. Nếu con người sống không có tình thương, thì cuộc sống sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn. Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

Bình luận (0)
聪明的 ( boy lạnh lùng )
15 tháng 4 2022 lúc 20:11

tham khảo

Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một bộ phận người trong xã hội. Vậy vô cảm là gì? Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Vô cảm hiện nay không chỉ dừng lại ở thái độ sống mà cao hơn, nó đã trở thành lối sống tiêu cực của một bộ phận người. Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Một cô gái bị bạn trai đánh đập giữa đường nhưng hành động của những người xung quanh lại chỉ dừng lại ở việc mở điện thoại ra quay phim, chụp ảnh rồi up lên các trang mạng xã hội cùng lời “bàn tán vô ích”. Đáng trách hơn là những người chủ động chọn cho mình lối sống vô cảm, tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ. Vậy thì nguyên nhân từ đâu mà họ lại chọn cho mình lối sống vô cảm? Có thể xét đến chính ý thức, lí tưởng sống lệch lạc, tiêu cực cùng những tham vọng ích kỉ của họ, nhưng cũng cần suy nghĩ đến sự tác động của xã hội, của đám đông vào tâm lí của họ, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân khiến cho họ trở nên trơ lỳ về cảm xúc. Song, dù có vì bất kì nguyên do gì thì thái độ sống, lối sống vô cảm vẫn là mối lo ngại của xã hội khi nó không chỉ làm tha hóa, mai một về nhân cách con người mà còn ảnh hưởng đến xã hội, đến sự đoàn kết của tập thể.

          Chúc bạn học tốt    

Bình luận (0)
Lý Văn An
Xem chi tiết
Unirverse Sky
27 tháng 11 2021 lúc 7:24

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lý Văn An
Xem chi tiết