Liên hệ thực tế về phản xạ. Phân tích thành phần phản xạ
ví dụ phản xạ .phân tích thành phần của 1 phản xạ .phân tích đc cung phản xạ .vai trò của hệ nội tiết và hệ thần kinh
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)
Ví dụ
+ Khi tay chạm vào ngọn nến →cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) →xung thần kinh theo noron hướng tâm noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
+ Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều....
Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
hãy lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống về hình thành phản xạ mới và ước chế phản xạ cũ
Tham khảo:
Em bé có thói quen bú sữa bằng bình vú, khi lớn phản xạ có điều kiện này không còn phù hợp nữa nên đã bị ức chế và phản xạ mới đã được thành lập: uống sữa bằng li.
Lúc nhỏ em bé có thể cho bất kỳ ai bồng cũng được (không phân biệt người lạ với người quen) nhưng khi lớn lên em bé dần phân biệt được người lạ, người quen nên chỉ cho những người quen bồng còn người lạ thì sẽ không chịu và khóc.
Viết bài tiểu luận về chủ đề Cảm ứng ở động vật -Đi sâu vào phần phản xạ, chú ý liên hệ thực tiễn Giúp mình câu này với ạ
Viết bài tiểu luận về chủ đề Cảm ứng ở động vật - Đi sâu vào phần phản xạ, chú ý liên hệ thực tiễn. Giúp mình câu này với ạ
lấy 1 ví dụ về phản xạ có điều kiện . phân tích sự hình thành của phản xạ có điều kiện đó
các thành phần của 1 cung phản xạ, phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ, ý nghĩa của chúng trong đời sống?
Tham khảo:
Phân biệt:
Phân biệt sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ:
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.
Ý nghĩa:
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-y-nghia-cua-cung-phan-xa-phan-xa-va-vong-phan-xa-faq226018.html
Chúc bạn học tốt nha <3
THAM KHẢO
thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan phản ứng.
Giống nhau :
- đều là đường dẫn truyền của xung thần kinh để thực hiện phản xạ
- đều có 5 phần
- đếu giúp cơ thể trả lời kích thích từ môi trường
Khác nhau
- cung phản xạ : có 3 loại nơron : hướng tâm , li tâm, trung gian
- xảy ra nhanh hơn
- độ chính xác thấp hơn
- mức độ đơn giản
- thời gian thực hiện nhanh hơn
- ko có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh
Vòng phản xạ :
- có nhiều hơn 3 nơron
- xảy ra chậm hơn
- độ chính xác cao hơn
- mức độ phức tạp
- h thực hiện lâu hơn
- có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh
ý nghĩa cung phản xạ: giúp cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường
Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.
Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là:
A. (1), (3) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
Đáp án A
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. à sai, phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ ít bền vững giữa các nơron.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. à đúng
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. à sai, các phản xạ không điều kiện không thay đổi được.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. à sai, các phản xạ có điều kiện không di truyền.
Phân tích một ví dụ cụ thể về việc thành lập phản xạ có điều kiện ( không lấy ví dụ về việc thành lập phản xạ tiết nước bọt ở chó trong bài 52). Cảm ơn nha:))))
Ví dụ: bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng tiết nước bọt, làm cho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản ứng bẩm sinh đã có.
Nếu trước khi bơm nước axit, ta cho chuông reo, và làm nhiều lần như thế, thì về sau chỉ một mình tiếng chuông cũng làm cho chó có những phản ứng trào nước bọt giống như phản ứng đối với axit.Trong các phát biểu sau:
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (2), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. 1), (2) và (3)
Đáp án D
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh à đúng vì sinh vật chưa có hệ thần kinh thì không được gọi là phản xạ mà gọi là cảm ứng
(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng à sai vì cảm ứng là khái niệm rộng hơn, bao hàm phản xạ.
à D. (1), (2) và (3)