Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
quynhanh nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Uyên trần
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân

công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
 

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

 

 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

tran viet duc
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình. 

HoangNgcBkym
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
17 tháng 7 2016 lúc 6:46

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời, gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích tích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch qúa ! 
Chẳng biết vì sao, tôi không ngũ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhỏm dạy. Là Bác ư ? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ ? 
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ một việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng.Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm. 
Sau đó, Bắc đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em dật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả căn lều. Tôi có cảm giác mơ màng, cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia. 
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi: 
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ ? Bác có thấy lạnh không ? 
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp: 
- ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ việc cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ ! 
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bề bộn. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm giốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thé này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi ? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. 
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư ? Trời sắp sáng rồi !!! Tôi vội vã: 
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi ! 
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi: 
- Chú cứ việc ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu ! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không ? 
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả người ở nơi xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng Bác. 
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân mình. Bác là người cha già của nhân dân Việt Nam - Bác là Hồ Chí Minh.

:)

logo212
17 tháng 7 2016 lúc 21:41

dài lắm hiha

Diệp Tử Đằng
17 tháng 2 2017 lúc 19:36

Bếp lửa tỏa sáng ấm áp.
Thức dậy lúc trời đã khuya, giật mình hơn anh đội viên thấy Bác vẫn thức với dáng vẻ trầm ngâm, suy tư. Ngắm lại người Cha già của dân tộc, anh lại thấy trong lòng một sự yêu thương xúc động vô cùng. Bỗng nhiên, Bác chợt đứng dậy, kéo chăn, dém màn cho từng người một nhẹ nhàng như sợ các chiến sĩ thức giấc. Ôi! Sự yêu thương của Bác với nhân dân, chiến sĩ mới mênh mông, cao cả và đáng quý trọng biết bao. Ánh lửa bập bùng, bóng Bác in lên vách. Trùm lên một cách yêu thương, ấm áp. Thấy vậy anh đội viên ko kìm lòng được cất tiếng hỏi và mời Bác đi ngủ thì nhận được câu trả lời của Bác về lí do Bác ko ngủ được. Vì Bác lo cho chiến sĩ, dân công,.... trong đêm mưa gió. Sau 2 lần thức giấc và được câu trả lời của Bác chỉ đường, anh đã hiểu vì sao Bác ko thể ngủ và một chân lý vĩnh viễn ko phai mờ theo thời gian: Bác Là Hồ Chí Minh, Bác sẽ luôn thức cho đất nước, nhân dân thân yêu.

Nguyễn Quốc Việt
Xem chi tiết

Bài làm

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

   

Trần Nguyễn Phương Thảo
13 tháng 2 2023 lúc 8:34

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

Meow - Kun
Xem chi tiết
Học thật giỏi
Xem chi tiết
Minh Phương
24 tháng 3 2023 lúc 8:39

Trở thành thiên tài nhờ "lời nói dối" của mẹ

Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ "đần độn, rối trí" (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!".

Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.

Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: "Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình".

Kể từ đó, Edison được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mà không đến trường thêm lần nào nữa.

Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.

Một ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: "Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa".

Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư năm nào. Thiên tài viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

Lời cầu hôn "có một không hai" với nữ thư ký

Lúc 24 tuổi, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định nên chàng trai ấy muốn có một mái ấm gia đình. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty.

Một hôm, Edison đến gặp Mary và nói: "Thưa cô! Tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có muốn làm vợ tôi không?".

Lời tỏ tình quá bất ngờ khiến nữ thư ký "đứng hình". Thấy vậy, Edison tiếp tục: "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút".

Định thần lại, Mary Stilwell lên tiếng: "Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" và ngày 25/12/1871 họ đã trở thành vợ chồng, sinh được ba người con.

Tuy nhiên, đến năm 1884, bà Mary mất. Ở tuổi 39, Edison đi bước nữa với Mina Miller, cô gái kém ông 19 tuổi và họ cũng có với nhau thêm ba con chung, trong đó có Charles Edison - người về sau trở thành Bộ trưởng Hải quân Mỹ và Thống đốc bang New Jersey.

Đỗ Gia Linh
Xem chi tiết
Bùi Quỳnh Như
24 tháng 12 2021 lúc 21:53

1.... Xưa nghèo túng chẳng nơi để ở

Lại nhiều con vay nợ chất chồng

Cơm chẳng đủ, áo cũng không

Xót Cha thương Mẹ giữa đồng tắm mưa

Xong mùa vụ cũng vừa là lúc

Chủ tới nhà thúc giục nợ nần

Từ bậu cửa, tới giữa sân

Kẻ đong người chở thóc dần…vơi đi

Cứ như vậy kiên trì gian khổ

Vì các con vẫn cố gượng mình

Cha chịu khổ, Mẹ hy sinh....

2.Đời cha khó nhọc gian truân lắm

Bốn mùa mưa nắng tắm mồ hôi

Những đêm đông lờ lững mây trôi

Giấc ngủ không đầy thương con thơ lạnh

Bao ngày rã ròng mưa không chịu tạnh.

Dáng lom khom gánh bó củi tròn

Mái tóc hằn màu sương gió mỏi mòn

Đôi chân gầy cũng không còn lành lặn

Bát cơm không đầy chấm thìa muối mặn...

3.    Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

       Biển Đông có lúc vơi đầy
Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

       Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Nhớ cho mik nha!  HT

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thị Mai
Xem chi tiết
vũ tiến thành
7 tháng 12 2017 lúc 18:38

mẹ mình thì tự tả đi)ngu ngu ngu ngu ngu mẹ mình thì tự tả

Bùi Thị Mai
7 tháng 12 2017 lúc 19:00

muốn thì mới hỏi nha giờ mk hỏi thì người khác bảo mk ngu mk có chịu ko nói gì mà chả có suy nghĩ người khác đáp lại như thế nào ko trả lời thì thôi sao còn nói lắm tự nghĩ lại mk đi mk = ai chưa

Nguyễn Ngọc Nhi
30 tháng 12 2017 lúc 12:58

chỉ có cách dễ nhất là tả lúc ốm mẹ chăm sóc cho mik

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 17:03

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của

Nguyễn Lê Tuấn Anh
28 tháng 1 2022 lúc 8:51

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.

Trần Nguyễn Phương Thảo
12 tháng 2 2023 lúc 16:51

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.