tìm ý 6 câu cuối làm rõ cảnh du xuân của chị em thuý kiều của bài cảnh ngày xuân
Đoạn văn kể chuyện chị em Thúy Kiều đi chơi tiết Thanh minh:
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
Chị em Thúy Kiều đi chơi trong tiết thanh minh tháng ba. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người đi hội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ chạy quanh co, đi qua dòng suối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.
ĐÓng vai Thúy kiều trong đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại cảnh du xuân của 2 chị em
Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết Thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba – tháng cuối cùng của mùa xuân. Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp biết bao! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận, xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ và đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm lo phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một phong cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường.
Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba
- tháng cuối cùng của mùa xuân.
Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận. Xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ, đầy sức sống.
Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm sóc phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường. Người thì ngựa xe, võng lọng theo hầu, người thì bận quần áo sặc sỡ, tất cả đả tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhịp. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Người ta thắp hương nơi phần mộ tổ tiên của mình.
Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường đỏ ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suổì kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua...
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được Nguyễn Du miêu tả như thế nào qua đoạn trích Cảnh ngày xuân?
Soạn giùm ba bài
Truyện Kiều của Nguyễn DuChị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
2. Tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần. Có thể dựa vào gợi ý dưới đây để tóm lược nội dung chính của từng phần một cách ngắn gọn nhất:
- Gặp gỡ và đính ước:
+ Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc?
+ Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?
+ Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau?
+ Kiều và Kim Trọng đính ước.
- Gia biến và lưu lạc:
+ Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao?
+ Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng?
+ Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh;
+ Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh;
+ Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn thư đày đoạ;
+ Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai;
+ Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào?
+ Tại sao Từ Hải bị giết?
+ Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao?
+ Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
- Đoàn tụ:
+ Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào?
+ Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều;
+ Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ;
+ Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Rèn luyện cách tóm tắt và kể lại nội dung văn bản.
Bài 2
I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Kết cấu đoạn trích: - Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều, - Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. - Mười sáu câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp và tài năng hiếm có của Thúy Kiều. Đoạn thơ với kết cấu chặ chẽ, phù hợp với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả. Câu 2. Vẻ đẹp Thúy Vân được tả trong bốn câu thơ đầu. Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này. Câu 3. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” làn nước thu gợn lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh. Còn hình ảnh “nét xuân sơn” nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, tươi tắn trên gương mặt trẻ trung. Câu 4. Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học “nghiêng nước nghiêng thành” (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân. Câu 5. Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, chân dung thể hiện số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác trong tự nhiên phải đố kị “hoa ghen” “liễu hờn”. Đây là những dự báo số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Bài 3
Soạn bài cảnh ngày xuân của Nguyễn Du I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật. Câu 2. Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh, Một loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ xuất hiện gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ) sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ). Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người trẩy hội, du xuân nhộn nhịp, tấp nập. Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tào mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông. Câu 3. Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ “nao nao” như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ. Câu 4. Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Câu 2: Tham khảo tóm tắt "Truyện Kiều":
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
_ Soạn bài Truyện Kiều lớp 9
_ Soạn bài chị em Thúy Kiều
_ Soạn bài cảnh ngày xuân.
Dựa vào đoạn trích cảnh ngày xuân hãy viết một bài văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh. Trong khi kể chú ý vận dụng miêu tả cảnh ngày xuân.
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại.
- Có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan.
- Nhân tiết thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xuân.
b. Thân bài:
* Quang cảnh ngày xuân:
- Tiết thanh minh vào đầu tháng ba (âm lịch), khí trời mưa xuân mát mẻ, trong lành, hoa cỏ tốt tươi, chim chao liệng trên bầu trời quang đãng.
- Khung cảnh rộn ràng tấp nập, ngựa xe như nước, tài tử, giai nhân dập dìu chen vai sát cánh...
- Nhà nhà lo tảo mộ cũng bởi ... sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong không khí thiêng liêng.
* Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
- Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người đi trẩy hội.
- Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức, hân hoan...
- Chiều tà, người đã vãn, cảnh vật gợi buồn.
“Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang...Chị em thơ thẩn dan tay ra về”c. Kết bài:
- Tâm trạng Thúy Kiều vui buồn bâng khuâng khó tả.
- Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa.
Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối văn bản " Cảnh ngày xuân " - truyện kiều của Nguyễn Du
giúp em với, em đang cần gấp ạ
Tham khảo:
Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.
Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:
“Tà tà bóng ngả về Tây”
“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.
Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.
Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.
Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.
Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:
“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.
Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.
Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.
Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.
Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối
Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người
Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân
Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
+ Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn
+ Nao nao dòng nước uốn quanh
+ Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần
- Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật
+ Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về
+ Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật
→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác
Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:
Êm đềm trướng rủ màn che
Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều
→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.
Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:
- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…
- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về
Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều
cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu của đoạn trích "Cảnh Ngày Xuân"trích "Truyện Kiều"của Nguyễn Du bằng một đoạn văn ngắn(Từ 10-12 dòng).
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.
Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân
Cảm nhận của em về 6 câu thơ cuối của Cảnh Ngày Xuân
Bài làm
Truyện Kiều của Nguyễn Du là thể loại chuyện mà không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp và nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.
“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Sáu câu thơ trên là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:
“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “ tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “ thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.
“ Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”
Cảnh vật không còn rộn rang, trần đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả : “ tà tà”, “ nao nao”, “ thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến khôn nguôi thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người : “ngọn tiểu khê”- dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “ cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “ Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “ nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.
# Học tốt #
Nị
Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm dãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.
Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:
“Tà tà bóng ngả về Tây”
“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình, đỏng đảnh ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.
Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.
Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.
Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.
Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:
“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nuỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.
Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đăt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hương nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.
Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.
Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.
#_học_giốt_#